Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

ĐÃ ĐẾN LÚC PHÁP LUẬT CẦN PHẢI TRỪNG TRỊ NGHIÊM KHẮC TÊN PHẢN QUỐC NGUYỄN ĐÌNH THỤC RA KHỎI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM

Đáng lẽ ra, là một linh mục, Nguyễn Đình Thục phải là trung tâm xây dựng đoàn kết lương - giáo mới đúng với đạo lý thiên chúa hòa hợp với đạo lý người Việt Nam để góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy mới góp phần làm cho đạo Công giáo trường tồn cùng dân tộc như đạo Phật và các đạo giáo khác trên đất nước Việt Nam.




Thế nhưng, ở cương vị là một linh mục mà tâm địa độc ác, tư tưởng phản động, thường xuyên kích động xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hành vi của Thục là hết sức nguy hiểm. Hiện nay, quần chúng nhân dân và cộng đồng mạng xã hội không thể chấp nhận hành vi quái ác như vậy đã lên án kịch liệt.

Quốc gia nào cũng vậy, dù Mỹ hay Pháp hay nhà nước Vatican... đều không dung túng cho kẻ phạm tội chống lại nhà nước đó. Việt Nam không ngoại lệ! "Quốc có quốc Pháp, gia có gia phong" bất kỳ ai, dù lương hay giáo, dù cương vị nào, dù trong nước hay ngoài nước nếu có những hành vi phỉ báng chính quyền, kích động bất ổn chính trị - xã hội, làm bất ổn an ninh đất nước đều phải trừng trị thích đáng trước pháp luật.

Đã đến lúc Pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc tên phản quốc Nguyễn Đình Thục ra khỏi đời sống xã hộiViệt Nam!

Mời xem clip:

Nguồn: Phạm Huy Đức

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHỮNG KẺ CẦU NGUYỆN CHO HONGKONG KHÔNG ĐỦ CAN ĐẢM CÔNG NHẬN


Những điều mà những kẻ #pray4hk không bao giờ đủ cam đảm công nhận, dù rằng đó là sự thật:


- Trước bạo loạn 1967, nhà cầm quyền Hong Kong chưa hề nghĩ đến việc cho những người tứ xứ (mà phần nhiều từ đại lục) lưu lạc về đây một quốc tịch pháp lý. Sau bạo động,dù 51 người chết, hơn 800 bị thương, nhưng đồng thời người dân Hong Kong có nhiều quyền lợi chính trị hơn, lần đầu tiên học phí bậc tiểu học được miễn phí (Cater,1996).

- Năm 1985 là 1 mốc quan trọng, bởi tháng 7/1984, người Anh cay đắng kí Tuyên bố chung Trung - Anh trả lại Hong Kong cho TQ vào năm 1997. Trước 1985, thành viên Chính quyền và Hội đồng Lập pháp Hong Kong hầu hết được chỉ định bởi Toàn quyền Hong Kong - người được chỉ định bởi Chính phủ Hoàng gia Anh. Đạo luật Hong Kong 1985 lần đầu tiên cho phép người Hong Kong bầu cử gián tiếp các thành viên của Hội đồng Lập pháp, nhưng chỉ 24 ghế trên tổng số 46 ghế. 22 ghế còn lại vẫn do Toàn quyền Hong Kong chỉ định. Toàn quyền Hong Kong giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Lập pháp cho đến tận năm 1993, 4 năm trước khi trao trả Hong Kong. Vậy sự thực nền dân chủ hạn chế của Hong Kong chỉ kéo dài 12 năm trước khi quay trở về đại lục.

- Năm 1987 cũng là năm người Hong Kong được cấp hộ chiếu của Liên Hiệp Anh, với tên gọi British National (Overseas). Hộ chiếu này cho phép người Hong Kong đến UK trong 6 tháng như một khách thăm - du lịch (visitors), song không có quyền cư trú - học tập - làm việc dài hạn. Vậy là chỉ 10 năm trước khi được (bị) trao trả, người Hong Kong mới được đế chế Anh coi như một công dân hạng 2 chính thức bằng 1 cái hộ chiếu hạng 3. Người Hong Kong chưa bao giờ từng được bầu cử như cách mà công dân Anh ở mẫu quốc có quyền trong suốt giai đoạn 1843-1997.

- Chính phủ Anh đã từng liên tục gây sức ép buộc Bồ Đào Nha không cấp hộ chiếu Bồ cho dân Macau thời điểm 1985, khi mà Bồ cần sự ủng hộ của Anh để gia nhập EC (tức EU). Bởi người Anh sợ rằng (1) người Hong Kong sẽ đòi hỏi tương tự (2) người Hong Kong sẽ apply hộ chiếu Bồ ở Macau để từ đó sinh sống ở Anh. Thư của Bộ trưởng Nội vụ Anh D Hurd gửi bộ trưởng Ngoại giao Anh G Howe vào ngày 16/10/1985 đã tiết lộ sự thật này (thư được giải mật năm 2018).

- Vài chuyện không liên quan, người Anh khi trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ, đã chia ra thành Pakistan, Ấn Độ và sau đó là Bangladesh và chúng ta đều biết Ấn Độ - Pakistan vẫn gầm ghè nhau vùng lãnh thổ Kashmir suốt từ ngay ấy. Còn khi rời khỏi Trung Đông, người Anh tạo ra thoả ước Skypes Picot, Trung Đông bây giờ như thế nào thì ai cũng biết.

Người Anh lúc cai trị Hong Kong không rõ có Dân chủ không nhưng Bình đẳng - Nhân quyền thì chắc chắn không có. Bình dân lao động Anh ở mẫu quốc có công đoàn bảo vệ, có luật lương tối thiểu, được tự do đi lại cư trú, công dân Anh - Hongkongers thì chắc chắn không được hưởng những điều này, mãi đến năm 2010 (sau 13 năm quay trở về đại lục và chắc hẳn có sức ép từ đại lục) người Hong Kong mới có luật lương tối thiểu.

Về số tiền 16 triệu đô la làm sách giáo khoa

Khoai@

Mấy nay anh em hỏi: Phá sản bộ Sách Giáo khoa, 16 triệu USD đi đâu? Kinh chửa, nghe câu hỏi thôi đã thấy mùi tham nhũng, nhẻ?

Tôi đi guốc vào não bọn hỏi kiểu này. Đây là câu hỏi đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng với ý đồ "nêu bóng cho thằng khác đập". Cũng với câu hỏi này, người viết khá an toàn. Và nếu Bộ GD&ĐT không nhanh chóng phản ứng chuẩn thì những thông tin kiểu như dưới đây sẽ nhanh chóng ăn vào não bộ của cán bộ, công chức,.. tới từng người dân.

Xin trích từ FB của kẻ có tên Bùi Kiều Trang Đăng trên diễn đàn Góc nhìn Báo chí và Công dân, nguyên văn như sau:

"Đói đến cạp cả rường cột rồi sao?

Nhắc mãi thì kém sang, nhưng câu hỏi của một nhà thông thiên mới nổi rằng "tiền nhiều để làm gì?" Đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào nào thuyết phục.

77 triệu USD có nhiều không? Rất nhiều nữa là khác, đây là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng thế giới để làm phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông. Dự án phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.

Trong số này, khoản 16 triệu USD dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch này của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản. Kế hoạch phá sản, 16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) cũng bốc hơi mất tăm.

Nhẽ đói đến mức này rồi sao?!

Nhà văn Ngô Tất Tố có lẽ là người viết về cái đói hay nhất ở dòng văn học hiện thực, khi đói, họ ăn không chừa thứ gì, họ làm no bằng bèo tây độn ngổ, hột nhãn nấu, đất sét vò nước mắm, bã đậu... Khi đói, một bà chị của Kim Đồng trong Báu Vật Của Đời của Mạc Ngôn cứ trường mình theo miếng bánh và sợi dây đung đưa phía trước, để mặc cho phía sau người đàn ông ra sức đẩy.

Khi đói, tôn nghiêm dường như không còn.

Bây giờ thì chắc không đói như vậy nữa, nhất là cán bộ quốc gia, những người đứng đầu giáo ngành Giáo dục. Nhưng họ lại ăn không từ thứ gì, ăn cả tương lai của đất nước, cạp cả rường cột của quốc gia... Đó không còn là cơn đói bình thường, cơn đói này vượt lên mọi ngưỡng đói của đói, vượt qua mọi giới hạn của giới hạn.

Còn nếu không phải vì đói, thì như TS Hoàng Ngọc Vinh đã nói "Những người quan tâm giáo dục muốn biết khoản vay tín dụng 16 triệu USD này được Bộ GD&ĐT sử dụng vào việc gì? Việc xử lý một cách minh bạch, rõ ràng, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả sẽ đem lại lợi ích thực sự cho đổi mới chương trình, SGK và giúp an lòng dư luận..."

Hết trích và mời xem ảnh chụp màn hình:




Dưới đây là trả lời của Bộ GD&ĐT:

Kinh phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện hành). Trong đó, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng. Dự án được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020. Trong số này, khoản 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).

Tuy nhiên, đến tháng 5, Bộ GD&ĐT báo cáo không thực hiện được biên soạn SGK. Vậy 16 triệu USD ấy, Bộ GD&ĐT sẽ chi vào việc gì?

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng cũng như bất cứ dự án ODA nói chung, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong hiệp định.

Sau đó, người thực hiện phải bàn bạc với nhà tài trợ về các cấu phần, chi tiêu vào khoản gì bao nhiêu và được ghi thành sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.

Trong dự án này có cấu phần biên soạn SGK, với kinh phí khi thiết kế dự án là 16 triệu USD.

Theo ông Thành, 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…

Ngoài ra, có cả một số phần kinh phí dành cho dịch sách chữ nổi Braille cho người khiếm thị, dịch sách song ngữ tiếng dân tộc thiểu số,…

"Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc một phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối. “Quy trình là như vậy. Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động.

Hiện nay, không thực hiện theo hướng Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK. Do đó, muốn nhận được hỗ trợ kinh phí thì phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó. Về phía Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán sẽ sử dụng vào việc gì cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới", ông Thành nói.

Theo ông Thành, việc triển khai chương trình mới có rất nhiều đầu việc, ngoài việc viết SGK ra thì những việc như chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn cho người biên soạn, biên tập,…

Bao gồm có thể tăng cường cho những phần hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc mua SGK cho thư viện để học sinh có thể được mượn, hoặc một số việc khác liên quan đến bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện chương trình.

“Hiện nay nguồn lực bồi dưỡng cho giáo viên thiết kế trong 77 triệu USD khá hạn hẹp so với số lượng gần 1000 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, Bộ đang đề xuất tái cơ cấu lại. Khi đề xuất như vậy phải bàn bạc với Ngân hàng Thế giới. Được họ đồng ý mới tái cấu trúc phân bổ trong cấu phần ấy. Xong rồi phải sửa sổ tay, sau đó mới có căn cứ để thực hiện tiếp các cấu phần đó trong năm 2020 hoặc gia hạn được dự án sau đó”.

Theo ông Thành, không làm sách nên Bộ GD&ĐT phải tái cơ cấu sang các đầu việc khác. Hiện, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới đến ngày 6/12 này.

“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành nói.

Nói nôm na, 16 triệu USD là chi phí dự trù để làm SGK, nhưng đến nay không làm được thì số tiền đó vẫn còn ở tài khoản của World Bank vì chưa thể giải ngân được, chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD đó.

THÔNG TIN HĐND TP HÀ NỘI BÁC ĐỀ XUẤT BÙ GIÁ NƯỚC SÔNG ĐUỐNG LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho hay, HĐND TP chưa bác đề xuất của UBND TP về bù giá mua nước sạch sông Đuống.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, báo chí nêu vấn đề có thông tin cho rằng nhà máy nước mặt sông Đuống đã phá vỡ quy hoạch mạng lưới nước của Chính phủ.

Đặc biệt, mới đây HĐND TP cũng đã bác đề xuất của UBND TP không chấp nhận bù giá cho nhà máy nước sông Đuống. Trong khi đó, trước kia Hà Nội cũng đã bù giá cho nhà máy nước sông Đà.

"Hà Nội có hồi tố lại số tiền bù giá cho nước sạch sông Đà hay không?", PV đặt câu hỏi.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng

Trả lời, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định, nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy cấp nước sạch có quy mô liên vùng, được thực hiện đúng theo quy hoạch hệ thống nhà máy và mạng lưới cấp nước sạch đô thị do Chính phủ phê duyệt.

Do đó, nhà máy không phá vỡ quy hoạch như câu hỏi đặt ra.

Lãnh đạo TP cũng cho biết, hiện Hà Nội đang áp dụng duy nhất một mức giá chung là giá tiêu thụ nước sạch đến người sử dụng theo quyết định 38 và quyết định 39 cùng ban hành năm 2013 của UBND TP Hà Nội, trong đó quy định sẽ phải có lộ trình tăng giá nước.

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội giữ giá nước ổn định cho người dân và cơ sở sản xuất.

Về quản lý nước, ông Hùng cho hay, nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ và thông tư liên tịch 75 năm 2012 của liên Bộ đều xác định cho phép ngân sách sẽ bù nếu giá tiêu thụ cao hơn giá bán lẻ trên nguyên tắc đây là quy trình thủ tục do UBND TP cấp tỉnh quy định cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế địa phương nhưng không trái quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.

Sau khi UBND TP xem xét vấn đề liên quan đến giá tiêu thụ, giá bán lẻ nước có trao đổi với HĐND bằng văn bản để xem xét phối hợp giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến xử lý khi có chênh lệch giá giá nước bán lẻ và giá nước tiêu thụ.

HĐND TP sau đó có văn bản để bàn bạc, trao đổi, giải quyết vấn đề theo đúng quy trình pháp luật. Văn bản nêu rõ các nội dung UBND TP xin ý kiến Thường trực HĐND TP về phương án giá nước và tạm thời trợ giá cho nhà máy nước mặt sông Đuống, đây là thẩm quyền quyết định của UBND TP.

HĐND TP đồng thời đề nghị UBND TP rà soát nguồn kinh phí trợ giá nước sạch của năm ngân sách 2019 và báo cáo HĐND TP nếu cần thiết.

“Đây là văn bản trao đổi giữa HĐND và UBND TP chứ không phải là văn bản bác”, ông Hùng nói.

Hiện nay, UBND TP đang chỉ đạo các cấp ngành xem xét để sửa đổi quyết định 38, trong đó có lưu ý đến việc bảo đảm tính đúng tính đủ giá tiêu thụ nước sạch và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về tính giá.

Cũng theo ông Hùng, việc xem xét phương án giá nước sông Đuống không liên quan gì đến việc tất toán với giá nước sông Đà.

KHÔNG CẦN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÌ THÔNG TIN ÔNG TS PHAN VĂN HIẾU ĐƯA RA KHÔNG CÓ CĂN CỨ

Công an tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ ông Phan Văn Hiếu vì những thông tin ông Hiếu đưa ra không có căn cứ.


Chiều nay, đại tá Võ Văn Dương, Phó GĐ Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi nhận đơn yêu cầu bảo vệ tính mạng của ông Phan Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành), đơn vị đã chỉ đạo Công an phường Chánh Lộ mời ông Hiếu lên làm việc và yêu cầu cung cấp cơ sở, lý do cần bảo vệ.

Theo đại tá Dương, qua xác minh 4 thông tin ông Hiếu cung cấp, thì những thông tin này không có căn cứ, tính xác thực không đủ để xem xét áp dụng biện pháp bảo vệ như ông yêu cầu.

Cụ thể, về thông tin ông Hiếu cho rằng bị kẻ lạ mặt ném đá bể kính xe ôtô. Qua xác minh, Công an xác định ôtô bị ném đá xảy ra khi lái xe đã đưa ông Hiếu về nhà riêng của ông, sau đó lái xe đưa ôtô về lại cơ quan thì bị một nam thanh niên ném đá làm vỡ kính sau của xe. 

Đại tá Võ Văn Dương thông tin về đơn yêu cầu bảo vệ của ông Phan Văn Hiếu

Lái xe nhận định nhiều khả năng xe ôtô đi vào vũng nước, nước văng lên gây ướt người đi đường nên bị người đi đường đuổi theo ném đá... Còn việc xe ô tô bị ném đá có liên quan đến ông Hiếu hay không thì không có cơ sở kết luận.

Đối với nội dung ông Hiếu phản ánh, chiều tối 2/11/2017, trên đường đi về, ông bị một kẻ lạ mặt ép xe máy vào lề và nói: “Mày đừng tọc mạch và dòm ngó chuyện người khác, nếu không coi chừng đó”.

Cơ quan công an xác định, việc này ông Hiếu không trình báo công an mà tự phản ánh với báo chí nên không có cơ sở kết luận.

Ngày 5/12/2018, ông Hiếu nhận tin nhắn với nội dung đe dọa từ số thuê bao +84393488508.

Qua xác minh Công an xác định, chủ thuê bao trước đó là bà Võ Thị Kim (trú xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành), bà Kim thừa nhận số điện thoại là của bà, nhưng 3-4 năm nay bà không còn sử dụng.

Ông Phan Văn Hiếu

Công an huyện Nghĩa Hành đã phối hợp phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Ngãi xác minh, là sim rác, do sim này chỉ nhắn tin một lần duy nhất vào máy ông Hiếu rồi ngưng hoạt động nên không đủ yếu tố kỹ thuật và nghiệp vụ để xác minh kết luận.

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng bị kẻ gian lấy điện thoại chứa dữ liệu nội dung tố cáo của ông. Công an xác định do ông Hiếu không trình báo, chỉ khi ông Hiếu có đơn yêu cầu bảo vệ tính mạng, lúc này ông mới cung cấp thông tin cho Công an nên thời gian xảy ra quá lâu, thông tin cung cấp ít nên không có cơ sở kết luận.

Cũng theo đại tá Dương, ngoài 4 vụ việc nêu trên, ông Hiếu không cung cấp bất kỳ tình tiết nào khác đang xâm hại hoặc có nguy cơ đe dọa ngay tức khắc đến tính mạng, sức khỏe của ông và gia đình. 

Không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ

Công an tỉnh Quảng Ngãi xác định, yêu cầu của ông Hiếu không có căn cứ và tính xác thực nên không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ.

“Đơn vị sẽ có thông báo cho ông Hiếu và có văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc, qua đối chiếu theo quy định của pháp luật, thì không có căn cứ để áp dụng biện pháp bảo vệ đối với ông Hiếu”, đại tá Dương thông tin.

Cũng trong chiều nay, ông Phan Văn Hiếu cho biết, ông đã nắm được những nội dung mà đại tá Võ Văn Dương thông tin với báo chí, đài truyền hình.

“Tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan tỉnh Quảng Ngãi và tôi vẫn đang chờ văn bản trả lời chính thức từ Công an tỉnh Quảng Ngãi, bảo vệ hay không bảo vệ tôi thì trả lời cho rõ”, ông Hiếu nói.

Trước đó, ông Phan Văn Hiếu, có đơn yêu cầu được bảo vệ tính mạng cho bản thân và gia đình đã gửi lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Theo ông Hiếu, trong thời gian giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành, ông đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm của một số cán bộ lãnh đạo huyện Nghĩa Hành có liên quan đến một số DN xây dựng trên địa bàn.

Vì vậy, ông Hiếu đã có đơn tố cáo gửi đến cấp ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi và TƯ, đề nghị kiểm tra dấu hiệu vi phạm của một số cán bộ, chi bộ và Đảng bộ của huyện Nghĩa Hành.

Sau khi làm đơn tố cáo, ông Hiếu đã nhận nhiều tin nhắn từ số máy lạ, với nội dung đe dọa, uy hiếp đến tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình; nhà bị kẻ gian đột nhập đánh cắp điện thoại.

Lê Bằng

Đại úy Công an Bến Tre nhận hối lộ: CÓ CHO RA KHỎI NGÀNH?

Lnđ: Hỏi vậy thôi, chứ căn cứ vào quy định của ngành này thì ông Đại úy này sẽ bị đuổi ra khỏi ngành. Nói nhẹ đi là tước quân tịch hay tước danh hiệu công an nhân dân sau đó sẽ bị truy tố và đối mặt với án tù.

(Kiến Thức) - Hành vi “gợi ý” và nhận hối lộ số tiền 15 triệu đồng của đại úy Nguyễn Minh Bá không chỉ bị khai trừ ra khỏi đảng và tước danh hiệu công an nhân dân mà còn là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mới đây vụ việc đại úy Nguyễn Minh Bá, Đội Điều tra Tổng hợp Công an huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh lực lượng Công an nhân dân.

Theo đó, đại úy Nguyễn Minh Bá bị Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao bắt quả tang khi đang nhận 15 triệu đồng từ một đương sự của một vụ án về giao thông, tại quán cà phê trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre).

Phẫn nộ hơn, với trọng trách được đơn vị phân công điều tra vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên địa bàn huyện khi hồ sơ vụ án đang chuẩn bị được tòa án đưa ra xét xử, đại úy Nguyễn Minh Bá đã bất chấp các quy định của pháp luật, các quy định của ngành để gợi ý với đương sự về "tiền lo ăn nhậu” để được hưởng án treo.

Ảnh minh họa.

Hành vi của đại úy Nguyễn Minh Bá diễn ra chỉ sau một thời gian ngắn khi ngành công an vừa thi hành kỷ luật giáng chức, buộc ra khỏi ngành với hai bộ là bà Lê Thị Hiền, cựu cán bộ Công an quận Đống Đa (Hà Nội) và ông Nguyễn Xô Việt, cựu cán bộ Công an Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) do vi phạm quy tắc ứng xử, điều lệ ngành, làm ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng công an nhân dân.

Hành vi vòi vĩnh, nhận hối lộ của đại úy Nguyễn Minh Bá không chỉ vi phạm quy tắc ứng xử, điều lệ ngành, vi phạm đạo đức công an nhân dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, với hành vi này không chỉ bị tước danh hiệu công an nhân dân mà còn bị truy tố trách nhiệm hình sự và đối mặt với án phạt tù.

Bởi đại úy Nguyễn Minh Bá được giao nhiệm vụ người thực thi pháp luật điều tra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến chết người nghiêm trọng mà đối tượng bị truy tố đã được xác định có hành vi vi phạm pháp luật, lẽ ra đại úy Nguyễn Minh Bá phải làm việc công tâm khách quan đúng quy định của pháp luật để làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng. Chỉ vì lợi ích của cá nhân, đại úy Bá đã gợi ý để nhận hối lộ với số tiền 15 triệu để “ăn nhậu” là hành vi không thể chấp nhận được của một người am hiểu pháp luật.

Hành vi ấy không chỉ thể hiện sự thoái hóa biến chất, không còn đủ tư cách, phẩm chất đạo đức đứng trong hàng ngũ lực lượng công an nhân dân, thậm chí còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, để đào tạo nên một cán bộ công an nhân dân, Nhà nước đã phải đầu tư chi phí rất nhiều tiền của, bản thân mỗi cán bộ chiến sĩ cũng phải rất cố gắng phấn đấu, học tập, rèn luyện thì mới đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chỉ vì số tiền 15 triệu đồng mà đại úy Nguyễn Minh Bá, Đội Điều tra Tổng hợp Công an huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đã đánh mất tất cả thì đây là một câu chuyện quá đáng buồn.

Vi phạm của đại úy Nguyễn Minh Bá không khiến bản thân cán bộ công an này mất hết tất cả mà còn làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ công an nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào lực lượng thực thi pháp luật.

Bởi vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh với những trường hợp như thế này là hết sức cần thiết để làm trong sạch đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an nhân dân cũng như làm trong sạch bộ đội cán bộ công chức, viên chức nhà nước, giữ gìn niềm tin cho nhân dân.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, tội nhận hối lộ là một trong những tội danh điển hình trong nhóm tội về Tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật sư Cường cho rằng, với số tiền nhận hối lộ 15 triệu đồng đồng thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù theo quy định tại khoản 1, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp kết quả điều tra cho thấy đối tượng đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi nhận hối lộ hoặc Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt thì đối tượng này sẽ phải chịu mức hình phạt quy định tại khoản 2, Điều 354 BLHS là từ 7 đến 15 năm tù.

Ngoài trách nhiệm hình sự nêu trên thì đại úy Nguyễn Minh Bá còn bị hình thức kỷ luật đảng là khai trừ ra khỏi đảng và hình thức kỷ luật trong ngành công an nhân dân là tước danh hiệu công an nhân dân.

“Đây là những hình thức kỷ luật cao nhất có thể áp dụng trong trường hợp này và chắc chắn sẽ bị áp dụng với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Đồng thời, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, đây là một bài học cho sự thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, thiếu bản lĩnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những cán bộ chiến sĩ công an khác.

Nguồn VTC16

BỘ CÔNG AN SẼ MỞ RỘNG ĐIỀU TRA VỤ GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 2/12, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin: Bộ Công an sẽ mở rộng vụ án, điều tra chấm thi tốt nghiệp THPT trong năm 2015-2017 ở Hà Giang.

Các bị cáo vụ gian lận thi THPT ở Hà Giang

Trả lời về việc TAND tỉnh Hà Giang kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) điều tra việc chấm thi năm 2017 cho "khách quan", ông Xô cho hay Bộ đang thực hiện việc này.

"Bộ đã điều tra vụ gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 thì không có lý do gì không tiếp tục điều tra năm 2017, thậm chí cả năm 2016, 2015", ông Xô nói.