Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

WHO và Mỹ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19

Khoai@

Nói ra ngại quá đi. Anh em mõm lông rõ ràng không thích nghe chuyện này. Nhất là mấy anh chị thường xuyên bỉ bôi, chê bai việc chúng ta triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên thực tế. 

Kết quả công tác phòng chống Covid-19 khiến Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19 và công nhận Việt Nam là điểm đến an toàn.

Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới và ngay cả Mỹ cũng "mong muốn" được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm. Hehe, xin thì cho thôi, tiếc gì. Cứu độ cả thế giới cơ mà.

Hẳn là các anh chị cuồng Mỹ không còn gì để nghi ngờ về năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng như khả năng to lớn của nền Y tế Việt Nam, vì kết quả đó là do Mỹ điều tra, công bố. Nhẻ?

***

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chống dịch là công việc mang tính toàn cầu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, ngày 28 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Việt Nam đã có cuộc họp để tham khảo ý kiến góp ý của WHO và US CDC, qua đó ra quyết định triển khai khai báo y tế đối với những người đến từ vùng có dịch, cao hơn khuyến nghị của WHO. Việt Nam xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là công việc mang tính toàn cầu, làm tốt ở Việt Nam là đóng góp với thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đây là dịch bệnh mới, nhiều diễn biến khó lường nên Việt Nam vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đã dự tính một số biện pháp mới nên muốn nghe, tham khảo ý kiến của WHO, CDC trước khi quyết định.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin với đại diện WHO, US CDC về tình hình dịch bệnh trong nước, đồng thời chia sẻ các giải pháp kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn dịch từ bên ngoài vào. Theo đó, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong phòng chống dịch bệnh (khác với trước đây việc phòng chống dịch bệnh do ngành y tế là chủ lực). Tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt vào cuộc phòng, chống theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.

Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Về khoanh vùng dập dịch, Việt Nam xác định quy mô dịch bệnh ở mức độ nào thì tổ chức cách ly, khoanh vùng ở mức độ đó. Ví dụ, như ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô dịch ở cấp xã thì khoanh vùng toàn xã chứ không khoanh vùng rộng hơn,… Qua đó, tổ chức cách ly theo các vành đai chặt chẽ (cách ly tập trung, cách ly tại nhà…) từ vòng trong ra vòng ngoài để tránh lây nhiễm.

Về chuyên môn, Việt Nam tập trung giám sát phát hiện sớm ca bệnh để điều trị tại chỗ; thực hiện giám sát, xét nghiệm sàng lọc; tổ chức cách ly y tế theo các lớp; điều trị trên toàn tuyến, tránh tình trạng tập trung về Trung ương.

Hiện Việt Nam đã chữa thành công các ca nhiễm COVID-19 cả ở y tế tuyến huyện. Không tập trung quá đông người ở một địa điểm. Phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Việt Nam cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển các sinh phẩm để phục vụ cho việc chẩn đoán…

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…

Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.

Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Ông Mathew Moore, đại diện US CDC phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi thêm một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc huy động, tổ chức các lực lượng phòng chống dịch bệnh; phân tuyến cách ly, tổ chức điều trị… Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng, cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19./.

Trần Mạnh - Đình Nam

Người ta có thể ăn bánh mỳ không chứ không thể ăn không nói có

Dippe, éo muốn nhắc lại nhưng bọn khốn nạn éo biết điều...đặc biệt là nhiều thằng người Hàn nói tiếng Việt. Nhắc lại để nhớ.

Thời mở cửa, quốc tế hoá, ta có thể tạm gác qua để hoà lợp, làm kinh tế.... nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc: những nợ máu khi xưa sẽ được xoá nhoà.

Người Việt có qua Hàn làm việc cũng chẳng khác gì những thằng Hàn sang Việt Nam làm việc.... Khỏi phải hù doạ nhau.

SỰ THƯỢNG ĐẲNG CỦA NHỮNG NGƯỜI HÀN QUỐC DỐI TRÁ

Ngày hôm qua, giới trẻ Việt Nam cùng bật chế độ “Đông Lào”, viết gần nửa triệu dòng tweets kèm theo hashtag #ApologizeToVietNam yêu cầu những người Hàn Quốc dối trá phải xin lỗi Việt Nam.

Vừa mới rồi VTV24 cũng vào cuộc, trên trang fanpage có một status rất hay: Người ta có thể ăn bánh mỳ không. Tuy nhiên không thể “ăn không nói có”. Rõ ràng 20 người Hàn Quốc dối trá và vô ơn kia không thể đại diện cho cả đất nước Hàn Quốc, nhưng truyền thông xứ Kim Chi mượn sự bịa đặt của họ để bỉ bôi cả một dân tộc, rồi khi rất nhiều nettizen xứ Hàn quay sang nói xấu Việt Nam, chúng ta sẽ không nhịn nữa.

Các bạn trẻ Việt Nam ạ, đã đến lúc các bạn nghiêm túc tự mình nhìn nhận lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Hàn Quốc. Tìm hiểu rồi nghiền ngẫm, để biết người Hàn Quốc thực sự nghĩ gì về Việt Nam chúng ta.

Những bạn nào lười tìm hiểu, vậy thì “để lão đánh giày nói cho mà nghe.”

Đã từ rất lâu rồi, thời MXH chưa phổ biến và chưa có thuật ngữ hashtag, thì đã từng có một phong trào “Xin lỗi Việt Nam” ở chính đất nước Hàn Quốc, được khởi xướng bởi một phụ nữ Hàn. Cô gái ấy có tên là Ku Su Jeong , là một nữ ký giả người Hàn Quốc sinh năm 1966.

Ku Su Jeong vốn là Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam, chính bởi vậy cô rất yêu thích và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước chúng ta. Năm 1999, trong khi tìm kiếm tài liệu để làm luận văn, Ku Su Jeong đã tình cờ phát hiện một số tài liệu về những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Việt Nam (tài liệu của Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp).

Cực kỳ sốc, thậm chí cô không tin vào những gì được đọc, cô quyết định tự mình tìm hiểu. Thế là Ku Su Jeong từ Thành phố Hồ Chí Minh thuê xe đi đến các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam – những địa danh được nhắc tới trong tài liệu. Cô đã dành nhiều thời gian để cố gắng đi hết những nơi diễn ra các vụ thảm sát.

“Giấy thì không bao giờ gói được lửa. sự thật thì cũng có ngày phơi bày ra ánh sáng.” Biết được những gì cần biết, tháng 5 năm 1999, Jeong bắt đầu viết bài. Đến tháng 9 năm 1999, Ku Su-Jeong trở thành người đầu tiên công bố các cuộc thảm sát của binh lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam bằng một loạt những bài phóng sự về các tội ác của quân đội Hàn Quốc đăng trên tờ The Hankyoreh21, một tờ nhật báo lớn của Hàn Quốc.

Người dân Hàn Quốc cũng sốc y như Jeong lần đầu được đọc tài liệu do chính phủ Việt Nam cung cấp. Các bạn có biết vì sao không, chính quyền Hàn Quốc trơ trẽn nói rằng những người lính của Đại Hàn Dân Quốc tham gia trong Chiến tranh Việt Nam là để làm nghĩa vụ quốc tế, cứu vớt người già trẻ nhỏ Việt Nam khỏi sự tàn bạo của Việt Cộng.

Đáng nực cười là Hàn Quốc từng bắt Nhật Bản bồi thường về tội ác của quân đội xứ mặt trời mọc gây ra cho Triều Tiên trong thế chiến thứ II, nhưng những tội ác lính Hàn gây ra cho nhân dân Việt Nam thì họ phủ nhận. Nực cười hơn nữa, là khi các tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc bị phơi bày trên mặt báo, hơn 2.000 cựu chiến binh Hàn Quốc đã đốt phá tòa soạn của Hankyoreh 21. Họ đánh đập các phóng viên của Tạp chí Hankyoreh 21 khi đang tác nghiệp tại tòa báo. Vụ việc này được coi là một sự kiện lớn, gây chấn động trong xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ khiến Chính phủ Hàn Quốc phải công bố tiến hành điều tra chính thức về vấn đề này.

Nhưng, lại nhưng, điều tra thì điều tra vậy thôi, chứ chính phủ Hàn Quốc vẫn lộ bộ mặt đểu cáng của mình khi không chính thức “Xin lỗi Việt Nam”. Thậm chí, thị trưởng Seoul khi ấy còn nói đại khái rằng: các cựu chiến binh Hàn Quốc đã đóng góp tuổi trẻ của mình khi cùng quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam, chính là những người hùng đặt những viên gạch để phát triển nền kinh tế.

Được thể hùa theo, hơn 2.000 cựu binh xứ Hàn vỗ ngực kêu gào rằng đã hi sinh xướng máu để chính phủ Hàn Quốc có tiền phát triển đất nước những năm 1970 – 1980, và rồi sự gian trá điêu ngoa của người Hàn lộ rõ khi họ phủ nhận những vụ thảm sát. Những cựu binh Hàn Quốc, những gã lính đánh thuê tàn ác và máu lạnh năm nào biểu tình hô vang rằng thảm sát chỉ là vấn đề “tưởng tượng”.

Độc tài Park Chung Hee đã phát triển kinh tế Hàn từ một nước đói kém, lạc hậu bậc nhất châu Á đến thành công kinh tế những năm 1980 bằng hai nguồn vốn chính. Một là tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, tức là máu xương của dân Triều Tiên; và hai là chiến phí do Mỹ trả cho đám lính đánh thuê, tức là máu xương người dân đất Việt. Có thể kể ra như đường cao tốc Seoul – Pusan, dự án đầu tiên cho công cuộc phát triển kinh tế của Hàn Quốc, hay hãng bay Korea Ải, tập đoàn thép Posco, tập đoàn Hyundai… – tất cả đều lấy nguồn vốn từ chiến tranh Việt Nam.

Và thế là, khi ở miền Trung Việt Nam đều có bia căm thù, đài tưởng niệm ghi lại chứng tích tội ác của những binh đoàn lính đánh thuê Hàn Quốc tàn sát dân thường Việt Nam, thì ở Hàn Quốc, sau phong trào “Xin lỗi Việt Nam” do Ku Su-Jeong khởi xướng lại liên tiếp mọc lên càng nhiều những đài kỷ niệm sự tham chiến của lính Hàn tại Việt Nam. Ở đó, những người lính Hàn được ngợi ca là những vị anh hùng chiến đấu bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em… Việt Nam. Tức là họ chiến đấu vì Việt Nam, chả nhẽ chúng ta lại phải cảm ơn vì những tội ác mà đám lính đánh thuê Hàn Quốc gây ra trên mảnh đất chữ S thân thương!?

Quá đáng xấu hổ, dối trá đến trơ trẽn!

Hàn Quốc có một ngày lễ, gọi là Ngày Tưởng Niệm 06/06, là ngày lễ Vinh danh đám lính đánh thuê Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam. 06/06/2017, Tổng thống Hàn Quốc là Moon Jae In đã đặc biệt nhấn mạnh đến “sự tận tụy và hy sinh” của các cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham chiến ở Việt Nam, mô tả họ là những người anh hùng đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Và người dân Hàn Quốc phần lớn tin vào điều đó, cũng như họ tin vào những vụ xử tử tưởng tượng hay những câu chuyện hoang đường, bịa đặt về đất nước Triều Tiên bấy nhiêu năm nay mà truyền thông Hàn Quốc dàn dựng.

Có câu như thế này: Một chế độ tốt thì sẽ sản sinh ra những công dân tốt. Mà chính phủ Hàn Quốc bản chất là chế độ tay sai của Mỹ, nổi tiếng là dối trá và trơ trẽn xưa nay. Vậy nên không gì là lạ, khi người dân Hàn Quốc ngày càng u mê, ích kỷ và thích nghĩ mình thượng đẳng.

Tôi không bịa đặt đâu. Theo số liệu thống kê của Statistics Korea năm 2018 cho thấy có đến 21.2% (trong tổng số 1.3 triệu người nước ngoài ở Hàn Quốc) tố rằng họ bị dân Hàn khinh miệt và kỳ thị, trong đó 60,9% nguyên nhân là do quốc tịch.

Nếu bạn da trắng, hoặc bạn đến từ Mỹ hay một quốc gia tiên tiến nói tiếng Anh, bạn sẽ được đối xử sốt sắng và ưu ái, bởi vì người Hàn Quốc thực sự nghĩ đó mới là dân tộc thượng đẳng. Và để tỏ ra mình cũng là thượng đẳng, dân Hàn khinh miệt và xem thường người da đen và các quốc gia châu Á khác.

Thôi cũng chả sao, chờ đến ngày Đông Lào quật khởi rồi xem. Lúc đó Đế Quốc An Nam lại một lần nữa gầm ra lửa. Ngày đó sẽ không xa nếu mỗi chúng ta siêng năng, nhiệt huyết, thông minh, sáng tạo, chung một chí hướng, làm tốt việc của mình.

Triều chính thịnh trị sáng ngời! Dân ta bá chủ thế giới!

p/s: dippe... may là hình này do bố Mỹ nó chụp chứ éo phải CS chụp.... không chúng lại bảo: CS dàn dựng vu oan cho lũ khát máu đó....

Truy tố cựu phó chánh án Nguyễn Hải Nam và giảng viên Lâm Hoàng Tùng

Khoai@

Hôm nay 27/2/2020, cơ quan CSĐT công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Hải Nam, nguyên Phó chánh án TAND quận 4, TP.HCM và bị can Lâm Hoàng Tùng, nguyên giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM về tội danh Xâm phạm chỗ ở người khác, theo khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015.

Hai ông Nam và Tùng bị khởi tố và bắt tạm giam vào hôm 1/10/2019 để điều tra hành vi nói trên vì có liên quan tới vụ tranh chấp quyền sở hữu ngôi nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. 

Trước đó, TAND quận 1 thụ lý tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên giữa bà Hoàng Thị Thu Thảo ở quận Bình Thạnh và bà Hoàng Trọng Anh Chi. Ban đầu vụ án hình sự do Công an quận 1 thụ lý, sau đó chuyển cho CSĐT công an TP.HCM theo thẩm quyền. 

Tại cơ quan điều tra, ông Nam khai năm 2017 học chung cao học với Tùng nên quen biết nhau. Tùng cho biết là có căn nhà ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, đã bán cho khách nhận đặt cọc nhưng người mua vẫn chưa thanh toán hết tiền nên muốn lấy lại căn nhà này.

Nam kêu Tùng thuê Văn phòng thừa phát lại quận 1 đến lập vi bằng lấy lại căn nhà. Và do nhà Nam ở phường Phú Thuận, quận 7 đang xây dựng nên nói với Tùng cho thuê một phòng trong căn nhà trên để ở. Ngày 19/9/2019, Tùng gọi điện thoại cho Nam đến nhận phòng.

Lúc 3 giờ chiều Nam đến thì thấy có đông người đứng trước nhà xô xát và cãi nhau. Nam thấy Tâm, người phụ nữ mặc áo vàng, đang bế cháu bé giằng co với ba người phụ nữ khác. Và người này đưa cháu bé cho ba người phụ nữ trên nhưng không ai nhận. Nam nghe một người dân phòng nói "có ai bế dùm đi" nên Nam đã bế cháu bé từ tay Tâm rồi đặt vào nôi để trước nhà.

Khi nghe Tùng nói bà Thảo đang ở khách sạn trên đường Nguyễn Trãi thì Nam kêu đưa hai cháu bé đến khách sạn cho bà Thảo. Tùng là người kêu xe taxi khi bế con của bà Thảo ra thì Tâm nhờ Nam mở cửa taxi để Tâm và Tùng bế con của bà Thảo lên xe.

Sau đó Nam thấy Tâm bị người nhà bà Thảo xô đẩy nên Nam đã đến bé cho bé trên tay bà Tâm vì sợ bà ngã.

Cũng theo ông Nam, ông quen biết Tâm qua mạng xã hội không biết lai lịch địa chỉ và chỉ có số điện thoại để liên lạc. Qua xác minh số điện thoại này, công an xác định chủ thuê bao là Nguyễn Thị Hương Tâm ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh, nhưng hiện Tâm đã bán nhà đi khỏi nơi địa phương hiện không rõ ở đâu.

Trong khi đó, bị can Tùng khai rằng tháng 9/2015 góp vốn mua và xây dựng căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tỷ lệ 50% tương đương 9 tỉ đồng. Trong lúc đang xây dựng, bà Chi ký hợp đồng bán nhà trên cho bà Thảo nhận cọc trước 7 tỉ và giao, công trình cho bà Thảo giám sát thi công hoàn thiện căn nhà.

Do bà Thảo xây dựng sai phép nên bị cơ quan chức năng xử phạt đình chỉ thi công và yêu cầu khắc phục. Nhưng bà Thảo không khắc phục và ngày 8/1/2019 bà Chi đã ký hợp đồng ủy quyền cho Tùng hoàn tất các thủ tục giấy phép xây nhà hoàn công... và giải quyết các tranh chấp liên quan đến căn nhà này.

Tùng đã nhiều lần thông báo yêu cầu và Thảo khắc phục vi phạm xây dựng hoặc giao công trình cho Tùng để khắc phục hậu quả theo quyết định cưỡng chế của thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM. Nhưng bà Thảo không hợp tác sau đó, Tùng đã thuê văn phòng thừa phát lại và công ty bảo vệ đến lập vi bằng lấy nhà. Khi đến cửa đã mở sẵn, Tùng vào trong nhà nói căn nhà này của gia đình mình xây dựng sai phép không đảm bảo an toàn nên những người trong nhà tự nhiên đi ra.

Tùng không đe dọa ép buộc những người ở trong ra ngoài. Việc Tùng bế các cháu bé mang ra ngoài là do một người phụ nữ trong nhà đi ra ngoài nhưng không bế theo. Tùng biết gia đình bà Thảo có một cơ sở làm ăn trên đường Nguyễn Trãi nên bế cháu bé lên xe taxi đem đến trên giao cho bà Thảo. Sau đó Tùng giao nhà cho nhân viên công ty bảo vệ trông coi....

Tùng khai không quen biết, không liên lạc và cũng không biết tại sao gười phụ nữ mặc áo vàng lại có mặt tại hiện trường.

Kết luận điều tra xác định vụ án này do hai bị can Nam và Tùng cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội. Xuất phát từ tranh chấp hợp đồng mua bán căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chiều ngày 19/9/2019, khi bà Thảo không có mặt tại nhà, hai bị can cùng một số đối tượng đã xông vào căn nhà trên chỗ ở của bà Thảo cùng gia đình dùng vũ lực và gây sức ép tinh thần đuổi những người trong nhà ra khỏi nhà, ngăn cản không cho vào. Sau đó, chiếm giữ căn nhà trên đến ngày 28/9/2019. Hai bị can giữ quyền im lặng, không khai báo thành khẩn về các tình tiết có liên quan. 

Về dân sự, bà Thảo yêu cầu bồi thường 520 triệu đồng tiền sửa chữa nhà do hư hỏng, 180 triệu đồng tiền mặt bị mất, 1 đôi bông tai trị giá 130 triệu đồng, quần áo, giày dép trị giá 400 triệu đồng, 8 chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 2,5 tỉ đồng... Nhưng đến nay, bà chưa cung cấp được các chứng từ liên quan đến tài sản, cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.

Đáng chú ý, cơ quan điều tra còn cho rằng ngoài hành vi xâm phạm chỗ ở, hai bị can Nam, Tùng còn có hành vi bế con của bà Thảo lên xe đi nơi khác có dấu hiệu tội bắt, giữ người trái pháp luật. Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ và đề nghị xử lý sau.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Ban về vụ tự ý xây cầu ở Long An


Sau khi tay phóng viên báo Làng Mới Trương Châu Hữu Danh phát clip "Dân tự xây cầu bị phạt 40 triệu" thì ngay sau đó báo Pháp Luật TPHCM đã có bài "Tự ý xây cầu, bị phạt 40 triệu đồng". Vào năm ngoái, báo Thanh Niên cũng có bài: "Long An: Bắc cầu vào 'ốc đảo', bị phạt 40 triệu đồng, buộc đập bỏ ".

Lạ là, cơ quan chức năng, chính quyền xã, huyện đều đã giải thích rằng người xây cầu sai và xã huyện đã không thể làm khác, nhưng hình như các báo đều lờ đi chi tiết này, thay vào đó chỉ phản ánh một chiều kiểu thương vay khóc mướn. Còn mục đích thực sự đằng sau đó là gì thì ai cũng biết.

Ngắn gọn thế này, anh Thiện ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tự ý làm một chiếc cầu dài 40m, rộng 0,8m với 20 trụ bê tông cốt thép được bắc chéo qua kênh Bào Sình đến đường Nguyễn Thị Nga. Khu đất mà anh Thiện sử dụng là đất trồng lúa thuộc thửa đất số 62, tờ bản đồ số 04. Căn cứ vào điểm b, khoản 5, Điều 17 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, anh Thiện bị phạt 40 triệu đồng.

Vụ này, chính quyền huyện Cần Giuộc bị chửi sấp mặt. Các anh chị kéo đàn kéo lũ vào chửi, rằng sao chính quyền ác thế, người dân đã tự bỏ tiền ra xây dựng cầu sao lại bị phạt rồi bắt đập đi. Nhiều anh ẳng lên rằng, chính quyền vô cảm. Có anh còn nói, thay vì phạt hãy giúp dân xây cầu...

Tôi không nghĩ các anh chị chửi đúng. Chuyện cho tồn tại hay không tồn tại ta không bàn. Nhưng chuyện phạt 40 triệu là đúng, quá đúng. Mọi hành vi vô pháp vô thiên cần phải bị xử lý theo luật.

Tôi biết anh Thiện không ngu. Anh biết rõ đất anh đang cư trú là đất nông nghiệp, không được xây dựng nhà ở hay công trình kiên cố và nếu bán trao tay, giá sẽ cực bèo. Nhưng nếu anh hợp thức nó thành đất thổ cư hoặc ít nhất có con đường bê tông đủ lớn dẫn vào thì giá lên vèo vèo. Việc xây cầu chính là bước đầu tiên để anh hợp thức hóa từ đất ruộng sang đất thổ cư. Chả thế thay vì xin phép chính quyền bắc cầu khỉ đi tạm thì anh làm ngay quả cầu bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố. 

Chiếc cầu này nếu hoàn thiện sẽ là đường của anh bất chấp việc nó được bắc qua ruộng và các công trình thủy lợi của địa phương. Con đường đó sẽ rộng tầm 1m6 vì anh sẽ gác tấm đan lên trên cái gọi là cây cầu kia để biến cây cầu trở thành con đường bê tông vĩnh cửu. Có đường bê tông nối với mặt đường lớn thì ruộng của anh sẽ bán trong chưa đầy một nốt nhạc.

Anh Thiện xaolon vừa thôi. Anh nói hàng xóm đã mua đất về đó và rào lối đi, do vậy nhà anh không có đường đi, nhưng UBND xã Phước Vĩnh Đông nói không có chuyện đó. Họ đã kiểm tra và thấy rằng, anh vẫn có thể đi lối đi chung mà không cần phải bay như chim hay bơi như cá.

Nhìn hình ảnh các báo thi nhau đăng lại thì chiếc cầu của anh được bắc cheo chéo (tốn lắm) qua con kênh (là công trình thủy lợi có nguồn vốn của Nhà nước) thay vì bắc ngang (rẻ hơn) là tôi biết lòng tham của anh không chỉ là thửa ruộng anh đang ở mà còn ở chỗ cây cầu đi qua. Một khi bê tông đã được cắm xuống thì không ai có thể vào đó mà ở. Phần còn lại hẳn các anh chị đã hình dung được.

Quý anh tên Thiện biết rõ cây cầu sẽ ảnh hưởng lớn tới công trình thủy lợi của toàn dân nhưng anh cứ làm để tạo "sự đã rồi", đẩy chính quyền vào thế khó đỡ. Cách này anh em lấn chiếm đất ngoài Bắc hay dùng.

Chị Thảo Chủ tịch xã đã nói, anh xây dựng công trình cầu dân sinh khi chưa có sự chấp thuận của chính quyền và ngành chức năng. Anh làm gần xong thì mới xin phép đó là thủ đoạn để qua mặt dư luận. Rõ ràng anh không coi chính quyền ra gì. Anh đừng lôi cái nghèo ra để biện minh cho hành vi vô pháp vô thiên của mình.

Chính quyền vì lợi ích của số đông bằng cách áp dụng pháp luật buộc anh phải tháo dỡ, trả lại nguyên trạng là đúng.

Khuyên anh em quan lại địa phương hãy sắt máu với quân ăn cướp và lũ vô pháp vô thiên. Hãy bản lĩnh, đừng chùn tay. Nếu mềm mỏng trong vụ này tôi tin sẽ có hàng trăm gia đình khác áp dụng con bài này đẩy giá đất lên cao và nguy cơ mất đất nông nghiệp là rõ ràng.

Nếu chùn tay vì một anh Thiện sẽ ngay lập tức tạo ra sự bất bình đẳng xã hội và sẽ có hàng trăm anh Thiện khác làm điều tương tự.

Tôi mời các anh chị phân tích luật xem UBND xã làm đúng hay sai. Quy định về vấn đề này có: Luật đất đai 2013; Nghị định 102/2014/NĐ-CP; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Giờ tôi hỏi:

- Chiếm đất công làm đường kiên cố là đúng hay sai?

- Làm đường khi chưa được cấp phép đúng hay sai?

- Cứ cố tình làm khi đã được yêu cầu ngừng thi công là sai hay đúng?

- Không chấp hành mệnh lệnh hành chính của anh em quan lại và cản trở người thi hành công vụ đúng hay sai?

- Làm đường lấp đi mương nước thủy lợi thì sai hay đúng?

- Làm đường để tạo sự đã rồi, phá nát quy hoạch tổng thể của cả huyện thì đúng hay sai?

He he, hỏi tức đã trả lời.

Tôi cá, không phải tự nhiên thằng phóng viên báo Làng Mới bất chấp sự thật, viết bài bố láo, kích động dân chúng, miệt thị anh em quan lại, hạ uy tín của chế độ đâu.

Trương Duy Nhất sắp hầu tòa về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"


Thật lạ, có những kẻ to mồm hô hào chống tham nhũng, thậm chí khoác áo tham nhũng để chống chế độ thì lại là những tên tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế. Trong số đó, Trương Duy Nhất là một ví dụ. Trương Duy Nhất cũng là một điển hình trong việc lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi đồng thời cũng là một điển hình trong việc lợi dụng báo chí chống chế độ. Khi bị phát hiện thì tìm cách trốn ra nước ngoài.

Sắp tới. Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa vụ việc ra xét xử Trương Duy Nhất (nguyên Trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại Đoàn Kết) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 3, Điều 356 BLHS với khung hình phạt tù từ 10 – 15 năm.

Khi còn đang là Trưởng Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, Trương Duy Nhất đã lợi dụng danh nghĩa xin trụ sở làm văn phòng đại diện cho cơ quan tại TP Đà Nẵng để được mua nhà đất giá rẻ. Tuy nhiên Trương Duy Nhất đã bán nhà đất trên cho Phan Văn Anh Vũ để hưởng lợi, Cơ quan CSĐT xác định tại thời điểm phát hiện tội phạm, Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho nhà nước trên 13 tỉ đồng.

VKSND tối cao đã nhận được Kết luận Điều tra số 61/KLĐT của Cơ quan CSĐT Bộ Công an để xem xét truy tố bị can Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 2 Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Cáo trạng cho thấy, lợi dụng chủ trương của UBND TP Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập đóng trên địa bàn thành phố làm trụ sở và nhiệm vụ được Ban Biên tập Báo Đại Đoàn Kết giao, bị can Trương Duy Nhất đã lợi dụng danh nghĩa xin trụ sở cho Báo Đại Đoàn Kết, ký 4 văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị được mua một căn nhà tại khu vực trung tâm thành phố theo diện công sản, không tính hệ số sinh lợi để Báo làm trụ sở Văn phòng đại diện.

UBND TP Đà Nẵng đã ra quyết định bán cho Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết nhà, đất công sản số 82 (68 cũ) Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Sau khi nhận được quyết định của UBND TP Đà Nẵng, Trương Duy Nhất đã cho Phan Văn Anh Vũ (Giám đốc Công ty Xây dựng 79) thay Báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và ký hợp đồng nguyên tắc, theo đó sẽ sang tên nhà, đất trên cho Công ty Xây dựng 79 bằng giá mua của Nhà nước

Ngày 23/11/2004, bị can Trương Duy Nhất đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất trên cho Công ty Xây dựng 79, gây thiệt hại 301.150.000 đồng cho ngân sách Nhà nước tại thời điểm năm 2004.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Trung ương, khu đất số 82 Trần Quốc Toản có giá hơn 13,8 tỷ đồng. Từ đó, cơ quan truy tố cho rằng, hành vi của Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 13,1 tỷ đồng (13,8 trừ hơn 674 triệu đồng).

Nói thêm, kết luận điều tra của cơ quan công an cũng khẳng định, hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước là 301.150.080 đồng tại thời điểm tháng 7/2004 và là 13.128.828.600 đồng tại thời điểm phát hiện tội phạm (ngày 17/4/2018).

Trong một diễn biến có liên quan khác, cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng hành vi của các ông Lê Quang Trang, nguyên Tổng Biên tập và ông Bùi Thượng Toản, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đã có dấu hiệu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 301.150.080 đồng. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 9 và khoản 2 Điều 27 Bộ Luật Hình sự, thì hành vi của các ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toản đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy, Cơ quan CSĐT Bộ Công an không đặt vấn đề xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toản.

Lâu nay, nhiều anh chị giới dân chủ cuội vẫn lớn tiếng bênh vực Trương Duy Nhất, thậm chí bốc thơm Trương Duy Nhất là anh hùng báo chí chống tham nhũng. Hóa ra các anh chị đã PR cho một tên tội phạm kinh tế chính hiệu.