Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

CỨ NGỒI ĐẤY MÀ MƠ!

Ong Bắp Cày


TS Phạm Chí Dũng vừa có bài"Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có" đăng trên Tin Tức Hàng Ngày. Bài viết thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc. Nhưng điểm căn cốt nhất là Dũng chưa nhận ra những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồng Kông và Việt Nam.

Bài viết của Dũng có ưu điểm là đánh đúng vào nhu cầu thỏa mãn khoái cảm có đồng minh của các "nhà zân chủ" thối mồm xứ Việt. Trong cơn bĩ cực, sự kiện Hồng Kông đã làm cho họ hoắng cả lên. Từ Chênh, Diện, Lập, Bích, Thụy cứ ăn xong rồi hóng và cố gắng tưởng tượng sự kiện đó sẽ ở Việt Nam trong tương lai gần. Nhưng tất thảy chúng đều một giuộc, ngu như nhau và hão huyền như nhau, không hơn. 

Thực ra Biểu tình ở Hong Kong có mục đích khác xa những cuộc biểu tình do đám zân chủ lõ đít tổ chức ở bờ Hồ. Nhân tố cốt lõi làm nên sự kiện chính là mục đích, phong thái lãnh đạo và phương thức tổ chức biểu tình. Những thứ đó, lọc kĩ qua khe háng cả 1 tuần không thể tìm ra ở làng zân chủ Việt. Mục đích bất lương; những kẻ cầm đầu già nua cũ kĩ, bất hảo, cá nhân và bảo thủ; phương thức tổ chức kiểu chộp giật bè cánh chỉ có thể lôi kéo được đám mèo mả gà đồng và đám nhãi ranh càn quấy.

Hãy nhìn lại, ngoại trừ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược qua sự kiện giàn khoan HD981 thì các cuộc biểu tình còn lại đã xứng đáng gọi là biểu tình đúng nghĩa chưa? Hãy cẩn trọng xem xét từ mục đích, người lãnh đạo và các hành vi của những kẻ đi biểu tình thì biết.

Chị thề rằng, nếu như mục đích là cao đẹp và nó phù hợp với lợi ích dân tộc, chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ đông đảo chả kém gì Hong Kong chứ không phải một nhúm lơ phơ những kẻ cơ hội, chém gió phần phật, ăn tục nói phét, đánh rắm rong cả ngày như đã thấy. 

Một người cho dù ít học nhất cũng sẽ biết, mục đích của cuộc biểu tình thể hiện ở các câu slogan và băng rôn mang theo. Vì thế, chị tin các bạn cũng đã nhận ra mục đích của các cuộc biểu tình bờ Hồ là chống và lật đổ chính quyền nhưng lại núp bóng chống Trung Quốc. Không mấy khó khăn để các bạn chứng tỏ mình là người thông tuệ: chúng mang danh chống Trung Quốc xâm lược nhưng lại mang băng rôn đòi thả tội phạm kinh tế, tội phạm chính trị như: Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Bùi Thị Minh Hằng, Đinh Đăng Định.v.v..vậy là cớ làm sao?

Chị nói có sách, mách có chứng. Hãy nhìn những hình ảnh này để thấy mục đích của đám zân chủ liệt não:











Hãy nhìn chúng "biểu tình": Một đám ô hợp áo đen áo đỏ vừa đi vừa hò hét đến náo loạn cả đường phố. Kẻ thì tìm cách gây sự, lăng mạ nhân viên công vụ và chửi bới chính quyền, kẻ khác thì chỉ rình tụt quần vạch vú ăn vạ giữa đường, những kẻ ma mãnh khác thì lăm lăm máy ảnh máy quay phim chờ cơ hội chụp giật để đăng bài vu cáo hòng kiếm mấy đồng bạc lẻ từ đám vong nô phản quốc ba que. Chị thấy biểu tình kiểu ấy khác gì đám lưu manh đầu đường xó chợ, so thế nào được với các sinh viên Hong Kong?

Vậy mà Phạm Chí Dũng hùng hồn tuyên bố: Chưa, nhưng sẽ có. Dự đoán kiểu ất ơ ba vạ đó chị chả chấp!

Về câu hỏi của Phạm Chí Dũng: "Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?". Nói luôn cho nhanh, sự kiện Hong Kong chả ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới và càng không ảnh hưởng gì đến Việt Nam, có chăng nó làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh phải xem lại tham vọng lãnh thổ của mình để điều chỉnh chính sách, và điều đó phần nào làm giảm đi thái độ hung hăng trên biển Đông. 

Tất nhiên, một cuộc biểu tình như thế không có khả năng xảy ra ở Việt Nam bởi các yêu sách của sinh viên Hong Kong đối nhà cầm quyền, thì ở Việt Nam không tồn tại. Những nhân tố có khả năng thu hút, tập hợp lực lượng vì mục đích cao đẹp ở làng zân chủ hầu như vắng tanh vắng ngắt, bói cả ngày không ra.

Ta đều biết, Hồng Kông là vùng lãnh thổ đang được hưởng quy chế tự trị "một quốc gia hai chế độ", là một xã hội châu Âu thu nhỏ trong lòng châu Á và các công dân của họ có trình độ dân trí cao, đặc biệt là ý thức tôn trọng luật pháp. Quan trọng vào bậc nhất là mục đích của cuộc biểu tình không phải là lật đổ thể chế mà chỉ là đòi hỏi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu, phá bỏ nguyên tắc bầu cử tập trung. Điều này khác hẳn các cuộc biểu tình do những người khoác áo zân chủ tiến hành ở Việt Nam.

Rõ ràng là một kịch bản như thế không thể xảy ra ở Việt Nam.

Vậy nên, Phạm Chí Dũng và đồng đảng cứ ngồi đấy mà mơ!

Hong Kong: "CÁCH MẠNG Ô DÙ" ĐÃ LÂM VÀO NGÕ CỤT?

Hong Kong: “Cách mạng ô dù” đã lâm vào ngõ cụt?


HEIKE SCHMIDT/BizLIVE

Các hoạt động ở Hong Kong đang dần dần trở lại bình thường hôm 06/10/2014, do những người biểu tình, quá mệt mỏi sau một tuần đấu tranh, đã giảm bớt khí thế, chưa biết sẽ tiếp tục phong trào như thế nào, theo RFI.

Hong Kong: Công nhân viên chức đi làm bình thường trở lại. Ảnh sáng ngày 06/10/2014. Ảnh Reuters

Hôm 05/10, lãnh đạo chính quyền Hong Kong Lương Chấn Anh đã gia hạn cho những người biểu tình sáng nay phải để cho các công chức trở lại làm việc bình thường, sau một tuần gần như nghỉ việc, do có những ngày lễ và do các cuộc biểu tình. Ông đã tuyên bố sẵn sàng "thi hành mọi biện pháp cần thiết" để tái lập trật tự, nhưng không nói rõ là sẽ dùng vũ lực để giải tán những người biểu tình không tuân lệnh.

Sau một đêm yên tĩnh nhất kể từ ngày 28/09, hôm nay, nhiều người dân Hong Kong đã có thể trở lại làm việc. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Từ Hong Kong, thông tín viên Heike Schmidt của đài RFI cho biết: Sau một tuần lễ mà mọi công việc gần như ngừng trệ, người dân Hong Kong hôm nay đã có thể trở lại làm việc, mặc dù một vài nơi còn bị kẹt xe. Sinh viên đã dỡ bỏ các hàng rào chướng ngại vật, chủ yếu để khai thông con đường dẫn đến trụ sở của chính phủ ở khu Admiralty.

Như vậy là 3 ngàn công chức Hong Kong đã có thể trở lại văn phòng. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Trong đêm qua, rất nhiều người biểu tình đã rời khỏi một trong những trục lộ chính ở khu tài chính, nơi mà họ đã tập hợp từ một tuần qua.

Hàng ngũ biểu tình sáng nay đã trở nên thưa thớt, nhưng hàng trăm thanh niên vẫn còn cắm trại trên đường, quyết tâm không lùi bước. Họ nói sẽ không nhổ trại, cho đến khi nào chính phủ nhân nhượng.

Cuộc "cách mạng cây dù" có vẻ như đang lâm vào ngõ cụt hôm nay. Giới thanh niên nay bất đồng ý kiến với nhau về giai đoạn tiếp của phong trào biểu tình. Nên bám trụ hay nên bỏ đi, cho dù không gì bảo đảm sẽ có một cuộc thương lượng thật sự với chính quyền?

Cảnh sát Hong Kong có thể sẽ lợi dụng lúc tình hình tạm thời lặng dịu và sinh viên đấu tranh đang bị chia rẽ để can thiệp. Trên các mạng xã hội đang có tin đồn là cảnh sát sẽ ra tay trong những giờ tới.

KỆ BÀ CHO TỤI ĐÀN ÔNG TỰ SINH TỰ DIỆT ĐI...

Kệ bà tụi đàn ông tự sinh tự diệt đi...

'Đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống'.

Đàn bà Á Đông, chịu cái vòng siết của tam tòng tứ đức, trọng nam khinh nữ để rồi cái khổ nó chồng lên nhau thành núi.

Yêu, đàn bà cũng khổ.

Đàn ông nó yêu mười con đàn bà, chuyện thường. Bởi mấy ông bà già xưa cho rằng cái thói trăng hoa đàn ông nào cũng có, rồi thì tam thê tứ thiếp là thường. Chứ thử đàn bà yêu nhiều, người đời nó gán cho cái chữ lẳng lơ, trắc nết.

Cưới, đàn bà cũng khổ.

Chọn chồng với đàn bà coi như chọn nửa đời còn lại, kiểu rất hên xui. Nhiều đàn ông lúc chưa cưới thì tốt, cưới về tự dưng đổ đốn ra. Mà đàn bà lại đâu thể sống thử trước khi cưới, vì sống thử cũng là lăng loàn trắc nết. Chưa kể, lấy chồng còn là lấy cả giang sơn nhà chồng. Về rồi hầu hạ mẹ chồng, cha chồng, em chồng. Nói thì buồn, chứ có cô ở nhà mẹ ruột không nấu được nồi cơm cho cha mẹ mình ăn, qua nhà chồng thì từ trà tới nước cũng bưng.

Giận, đàn bà cũng khổ.

Sống ở nhà chồng, có giận chồng thì chỉ có nước vô phòng riêng úp mặt vào gối mà khóc không ra tiếng. Chứ méc ai bây giờ, méc mẹ chồng thì con bả bả phải bênh, chứ mắc gì bênh cái thứ người dưng như mình. Gọi cho mẹ ruột thì sợ mẹ xót lòng xót dạ. Muốn xách cái giỏ về nhà mẹ ở cho thỏa cơn cũng không dám, tại cái tiếng "bị nhà chồng trả về" nó ác nghiệt dự lắm.

Đẻ con, đàn bà cũng khổ.

Đàn ông bốn mươi, năm mươi mà còn mạnh, "giống" còn khỏe giúp đàn bà thụ thai. "Giống" yếu một chút thì đời con mình nó yếu, chứ bản thân đàn ông không bị ảnh hưởng. Còn đàn bà, trên ba mươi mà đẻ con thì xác định là không tốt cho cả con và mẹ.

Đẻ con, coi như cắt một phần máu, thịt, da, xương của mình để tạo ra một sinh linh mới. Trong vụ này thì đàn ông nó góp có mỗi "giống". Đẻ xong rồi, cơ thể đàn bà yếu ớt hơn hẳn, không chăm sóc nghỉ dưỡng kỹ thì về già càng đớn càng đau. Đàn ông thì vẫn khỏe phây phây. Đàn bà đẻ chứ đàn ông có đẻ đâu.

Đẻ xong, đàn bà xuống sắc. Da nứt thịt rạn cho đám đàn ông nó chê ỏng chê ẹo, đi kiếm mấy em trẻ hơn, đẹp hơn.

Vậy chứ mà không đẻ con thì thiên hạ nó kêu "cây độc không trái, gái độc không con".

Ly dị, đàn bà càng khổ.

Sau này người ta hay nói "Cưới đại đi, có gì thì li dị". Thử đi rồi thấy cái cảnh đàn ông một đời vợ không sao, chứ đàn bà một đời chồng thì coi như... xong! Thằng nào muốn nhào vô cũng lo ngay ngáy trong lòng. "Con này nó sống sao mà thằng chồng trước không chịu nổi?". Chưa kể đàn ông có còn sợ làm thằng đổ vỏ cho thằng nào ăn trước nó.

Ly dị xong, gặp gia đình thương yêu, hiểu chuyện thì cha mẹ ruột còn đón về chăm sóc, chứ mà gặp gia đình phong kiến, mang cái tư tưởng "con gái gả đi rồi là coi như hất chén nước đi, nó có quay về nằm trước cửa cũng không nhìn" thì coi như xác định là bỏ xứ mà đi cho khỏe.

Đẻ con thì đàn bà đẻ, chứ lúc ly dị thì lại phải đấu tranh để giữ đứa con cho mình, bởi luật có thể đưa đứa con cho chồng. Máu thịt mình dứt ra mà bắt cho đi sao đành. Mà giữ lại nuôi thì kinh tế phải vững, hên lắm thì gặp được người chồng có trách nhiệm, chu cấp mỗi tháng, nhưng số này đếm trên đầu ngón tay.

Sơ sơ nhiêu đó, chứ kể hết ra, chắc đàn bà đi tự tử hết.

Nên đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống. Lo cho bản thân mình đã, lo làm đẹp ngoại hình, lo trang điểm kiến thức, lo thăng tiến tương lai, lo cho cha mẹ...

Còn đàn ông, kệ bà tụi nó tự sinh tự diệt, tự mang lại hạnh phúc cho nhau là được rồi! 

Theo Blog Phạm Tiến Dũng

TỪ GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ NGHĨ VỀ CUỘC TRƯỜNG CHINH VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC

Từ giải phóng thủ đô, nghĩ về cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc


VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

1.
Ngày 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến gian khổ, đại quân ta tiến về tiếp quản thủ đô Hà Nội từ tay thực dân Pháp. Dẫu sau đó Tổ quốc còn phải kinh qua một chặng đường dài nữa mới sạch bóng quân thù, sự kiện này vẫn mở ra một trang mới của dân tộc trên hành trình tới độc lập tự do.

Mấy chục năm sau, đất nước đã hoàn toàn im tiếng súng, giang sơn liền một dải. Cả dân tộc bước vào giai đoạn mới đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong quá trình ấy, không ít người dường như bị cuốn vào công cuộc kinh doanh và giao thương. Đâu đó xuất hiện những tiếng nói lãng quên lịch sử. Có ai đó thắc mắc, rằng sao cứ nói hoài về chiến tranh, về nguy cơ thôn tính, về việc phải cảnh giác trước các thế lực thù địch.

Nhưng mặc cho xu hướng lớn hiện nay là hòa bình và đối thoại, tình hình thế giới đầu thế kỷ 21 vẫn không hề yên ả. Các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia có chủ quyền đã diễn ra ở Afghanistan vào năm 2001, ở Iraq vào năm 2003. Chủ trương can thiệp của các nước lớn cũng không bỏ qua Libya vào năm 2011 và Syria kể từ đó năm đó đến nay. Khủng hoảng Ukraine bùng phát lên hồi cuối năm 2013 và vẫn căng thẳng cho đến hiện tại; quốc gia Đông Âu này chưa thoát ra khỏi thế giằng xé giữa Đông và Tây.

Riêng với người Việt, vụ giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt trái phép và ngang nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông năm 2014 là một biến cố không thể nào quên. Cả dân tộc sục sôi trước việc chủ quyền bị xâm phạm và an ninh quốc gia bị đe dọa.

Giàn khoan Hải Dương-981

Ra đời vào năm 1945, Liên Hợp Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong gìn giữ hòa bình và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế nhưng cũng kể từ năm 1945, thế giới vẫn bị chi phối bởi các nước lớn và những toan tính áp đặt ý chí của riêng mình lên các nước khác. Các quốc gia nhỏ vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của các cường quốc ở các mức độ khác nhau. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn xuất hiện các biểu hiện cường quyền, mưu toan thay đổi hiện trạng, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế.

Từ năm 1954 Việt Nam đã nằm trong toan tính của các nước lớn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dù đang ở thế thắng với trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, chúng ta vẫn bị các nước lớn o ép từ nhiều phía.

Đến năm 1972 khi công cuộc giải phóng miền Nam gần đến ngày thắng lợi, chúng ta lại tiếp tục bị người ta “mặc cả” sau lưng và trên lưng. Những cuộc mặc cả kéo theo cái giá là máu của bao đồng bào và chiến sĩ ta cả trên chiến trường miền Nam lẫn trong cuộc tập kích chiến lược tàn bạo của không quân Mỹ vào thủ đô Hà Nội và miền Bắc Tổ quốc năm đó. Đến những năm 1978-1979, các thế lực thù địch lại một lần nữa gây chiến với Việt Nam ở cả hai đầu đất nước, với âm mưu làm Việt Nam chảy máu và suy kiệt.

2.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử các cuộc chiến. Nhưng nội chiến chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Đa phần là chiến đấu với các thế lực ngoại bang nhằm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và bản sắc văn hóa đất nước.

Dân tộc Việt Nam dù không muốn cũng đã trở thành một dân tộc trận mạc. Dẫu cho người dân Việt Nam vốn chuộng thơ ca chứ không ham chiến trận, thích cầm cày hoặc bút hơn là gươm đao. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật của dân tộc Việt.

Lịch sử đã khiến dân tộc ta phải cầm vũ khí đứng lên bảo vệ không chỉ sự tồn vong của bản thân, mà còn cả nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nữa. Dân tộc Việt thường phải bước vào những cuộc chiến đấu mới khi “trên mình còn lắm vết thương”. Dẫu vậy mỗi khi Tổ quốc gọi, lòng yêu nước nồng nàn lại dâng trào, triệu con dân nước Việt tha thiết thỉnh nguyện “Hãy cho tôi lên đường” đánh lui quân xâm lăng, bảo vệ biên thùy.

Các nam thanh niên tuổi 18 đôi mươi lên đường ra trận bảo vệ biên cương (ảnh tư liệu)

Ai đó thắc mắc có những quốc gia châu Á giành được độc lập từ phương Tây mà đâu cần đến bạo lực, vũ trang? Thực tế đó có. Nhưng vấn đề này phải nhìn nhận một cách hết sức cụ thể.

Trước hết, với vị trí địa chính trị đặc biệt của mình, Việt Nam bị nhiều thế lực nước ngoài nhòm ngó. Thời xưa đã vậy, bây giờ vẫn đúng. Mới đây trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Đại tướng Dempseyđã nhận định: Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong vùng, là cửa ngõ ra toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đại tướng Dempsey nói không ngoa. Về mặt địa lý và văn hóa, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Với địa thế của mình, Việt Nam tựa chiếc cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á, và nối Đông với Tây. Việt Nam lại sở hữu đường bờ biển dài (xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối) án ngữ gần như toàn bộ bờ tây của Biển Đông - một vùng biển chiến lược nhất nhì thế giới. Trong thời đại của kinh tế biển, thì “mặt tiền” bờ biển dài của Việt Nam lại càng “có giá”.

Thứ hai, Việt Nam vẫn luôn là dân tộc hòa hiếu. Trước khi nổ ra cuộc chiến Việt-Pháp (1946-1954), chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực thương thuyết đến phút chót. Đối với nước Mỹ, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động bắt liên lạc với họ giai đoạn 1945 và mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị và thực chất giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng thời điểm đó và giai đoạn kế tiếp, cả người Pháp và Mỹ đều khước từ bàn tay hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi từ đấy, số phận dân tộc Việt lần lượt nằm trong vòng vây không chỉ của các thế lực thực dân đế quốc.

Thứ ba, ý thức danh dự của người Việt lớn lắm. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nồng nàn lắm. Người Việt thà chết vinh còn hơn sống nhục. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, vì bản sắc dân tộc hàng ngàn năm, vì các giá trị thiêng liêng của độc lập và tự do.

Thật xúc động biết bao tinh thần ái quốc và gìn giữ nền văn hóa dân tộc trong di ngôn của Hoàng đế Quang Trung thời kỳ đại phá quân Thanh xâm lược: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Trong giai đoạn 1960-1973, không chịu quỳ gối trước uy vũ, chúng ta đương đầu với những đòn đánh đau, hiểm của đế quốc Mỹ - một đối thủ có tiềm lực quân sự và kinh tế gấp ta nhiều lần. Ngay trong những trận giáp chiến đầu tiên giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Mỹ, người Mỹ đều cố giáng đòn “nặng ký” dựa trên ưu thế tối đa về hỏa lực và tính cơ động nhằm nắn gân quân Giải phóng. Đến năm 1972, Mỹ lại một lần nữa dùng sức mạnh của máy móc, của vũ khí tối tân làm rung chuyển bầu trời và mặt đất Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng Chạp (ngoại trừ hôm Noel). Tất nhiên trong các cuộc đọ sức đó, người Việt không bao giờ chịu khuất phục.

Việt Nam hướng tới một nền độc lập tự do thực chất, toàn diện, chứ không giả hiệu hay phiến diện. Nền độc lập bền vững, lâu dài, cho các thế hệ mai sau. Người Việt Nam luôn khẳng định bản lĩnh của mình và dị ứng với mọi biểu hiện của chủ nghĩa can thiệp từ các thế lực ngoại bang.

Vị trí chiến lược của Việt Nam trong khu vực (ảnh: Operation World)

Không những vậy, thời phong kiến, dân tộc Việt đã góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong Đông Nam Á khi chặn đứng vó ngựa của các triều đại Trung Quốc và đế chế Nguyên Mông ôm mộng bành trướng xuống toàn khu vực. Lịch sử đã trao cho Việt Nam sứ mệnh thiêng liêng và vinh quang đó.

3.
Trong hàng triệu triệu con dân nước Việt, Hồ Chí Minh là đại diện ưu tú và tiêu biểu của dân tộc về tinh thần độc lập tự do.

Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu quốc đã mang theo khát vọng cháy bỏng “độc lập cho dân tộc tôi, tự do cho đồng bào tôi”.

Vào tháng 7/1945 (giai đoạn chuẩn bị cho Khởi nghĩa giành chính quyền), dù đang ốm nặng, Hồ Chí Minh vẫn dặn đồng chí của mình: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Tháng 9/1945 Người trịnh trọng tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập mới trước toàn thể quốc dân đồng bào và cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập

Những chữ “độc lập tự do” được vang lên nhiều lần trong Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 3 của dân tộc (sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà và bài Bình Ngô Đại cáo).

Đến năm 1946, sau những nỗ lực cứu vãn hòa bình ở Đông Dương bất thành (do phía Pháp thiếu thiện chí), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến bất hủ, thấm đượm ý chí và cốt cách dân tộc Việt: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Sau khi Mỹ chính thức đưa hàng vạn quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền nam Việt Nam kết hợp đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, vào ngày 17/7/1966, trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vang lên lời Hồ Chủ tịch hiệu triệu toàn dân đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tǎng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng... Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”

Tinh thần độc lập ở đây không chỉ nằm trong ý chí mà còn trong cách tư duy, trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

Đã có những lời đề nghị đưa quân vào Việt Nam để giúp Việt Nam đánh Mỹ. Nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã tỉnh táo thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, tránh nguy cơ quân sự và sự lệ thuộc về chính trị từ những đề nghị đó.

Ngay cả khi nhận viện trợ quân sự từ một số nước anh em, chúng ta vẫn thể hiện tư duy độc lập, tiến hành kháng chiến theo kiểu của Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của cố vấn nước ngoài nhưng cách đánh vẫn là của Việt Nam. Câu chuyện kéo pháo ra tại Điên Biên Phủ (để chuyển từ phương châm đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc trong chiến dịch này) hay việc mạnh dạn xây dựng lối đánh chính quy cấp sư đoàn (không dừng lại ở “trường kỳ mai phục” nữa) trong kháng chiến chống Mỹ là minh chứng sống động cho tinh thần độc lập sáng tạo ấy.

Các nữ chiến sĩ thông tin của QĐNDVN ở ngoài tiền tuyến. Trước các đội quân xâm lược đông hơn rất nhiều, chúng ta áp dụng chiến tranh nhân dân, huy động sự tham gia của mọi giới (ảnh tư liệu)

Có thể nói luận điểm Độc lập tự do là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 và 21.

Hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc Việt Nam (khác với nhiều dân tộc, quốc gia khác) khiến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một tất yếu lịch sử, và việc Đảng lên nắm quyền là đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc và nhân dân lao động. Đó không phải là sự ngẫu nhiên lịch sử hay sự áp đặt ý chí của một vài người. Đó là đặc thù biện chứng của Việt Nam trong thời hiện đại. Không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại, đã đi sâu vào quần chúng và hòa quyện với dân tộc. Đồng bào trìu mến gọi Đảng là Đảng ta và tự hào nhìn thấy ở Đảng danh dự, lương tâm và trí tuệ của thời đại chúng ta.

Hồ Chí Minh trước hết là một người yêu nước rồi mới đến là người cộng sản. Khác với nhiều đảng công nhân khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhị giữa chủ nghĩa Marx-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam lập được nhiều chiến công hiển hách là vì đã gương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta ý thức rõ ràng rằng độc lập tự do là nền tảng cho tất cả. Tinh thần này mang tính phổ quát và thời đại sâu sắc. Không có độc lập tự do thì không thể phát triển, phồn thịnh, hạnh phúc được. Mỗi cá nhân và mỗi dân tộc đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nước mất thì nhà tan. Không có độc lập dân tộc thì không thể bảo đảm tự do cho cá nhân và giai cấp.

Trên tinh thần đó các thế hệ tiền bối của chúng ta đã chủ động “đem sức ta tự giải phóng cho ta” vào mùa thu 1945. Tư tưởng độc lập tự do tiếp tục trở thành động lực mạnh mẽ cho cuộc trường chinh sau đó của cả dân tộc Việt Nam.

Các thế hệ người Việt ngày nay vẫn cần tiếp tục quán triệt tư tưởng này. Trước hết là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, rồi đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Một mặt chúng ta phải hội nhập quốc tế sâu hơn nữa, mặt khác phải giữ được tính tự chủ và bản sắc của mình, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Tất nhiên giữ bản sắc không phải là tự cô lập hay bế quan tỏa cảng, mà là đóng góp tích cực cho một thế giới thống nhất trong đa dạng, như ông cha ta đã từng đóng góp cho nhân loại./.

Trung Hiếu/VOV.VN

BẮC KINH ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC VỚI NGƯỜI BIỂU TÌNH HONG KONG

Ong Bắp Cày


Cuộc biểu tình lịch sự nhất quả đất trình diễn ở Hong Kong đang đứng trước nguy cơ bị thất bại mặc dù nó tạo được dấu ấn không hề nhẹ trước dư luận quốc tế.

Như chị đã nói trong bài "Biểu tình ở Hong Kong sẽ đi đến đâu?": "Dù tạo được những dấu ấn to lớn, nhưng cuộc biểu tình sẽ kết thúc khi một vài nhân tố trong hàng ngàn người biểu tình mất kiên nhẫn, hoặc có biểu hiện quá khích như ở Bờ Hồ Việt Nam", và hôm nay sau khi xảy ra xung đột giữa những người biểu tình và những người phản biểu tình (không phải chống biểu tình), Bắc Kinh đã gửi một thông điệp mà giới truyền thông cho là "lạnh xương" tới những người tham gia.

Trên các trang mạng có vỏ bọc zân chủ ở Việt Nam đã ngay lập tức nhắc lại thông điệp này và không quên cho rằng, những người phản biểu tình là tay chân của Bắc Kinh trà trộn vào đoàn biểu tình để kích động xung đột. Thậm chí họ còn cho rằng Tập Cận Bình đã sử dụng đến Hội Tam Hoàng - Một tổ chức Mafia Trung Quốc - để chia rẽ, đe dọa những người biểu tình Hong Kong. Tất nhiên, lối nói ám chỉ đó không chỉ dành cho Trung Quốc và không có một chứng cứ nào để chứng minh.

Thông điệp "lạnh xương" mà Bắc Kinh gửi đến người biểu tình nằm chềnh ềnh trên trang nhất của tờ Nhân Dân Nhật Báo. Nó cảnh báo rằng Bắc Kinh không những không muốn xét lại quyết định Tháng tám chỉ cho phép các ứng cử viên đã được Đảng Cộng sản phê duyệt tranh cử vào vai trò cao nhất của Hồng Kông, mà còn hăm dọa những người Hong Kong tiếp tục tham gia vào các cuộc biểu tình sẽ nhận lãnh những hậu quả thảm khốc.

Một cựu lãnh đạo sinh viên trong vụ Thiên An Môn, nói rằng bài xã luận tháng 10/2014 có một sự tương đồng rõ rệt với bài xã luận khét tiếng đăng trên Nhân Dân nhật báo hơn 25 năm trước đây, và là đầu dây dẫn đến cuộc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giết chết hàng trăm hoặc hàng ngàn người, tùy thuộc vào ước tính.

Bài xã luận hôm nay trên báo Nhân Dân (link bản tiếng Hoa, bản dịch tiếng Anh của Quartz ở đây) cho biết lập trường của Bắc Kinh về cuộc bầu cử tại Hồng Kông là hợp pháp “không thể lay chuyển” được. Bài báo tiếp tục cho rằng cuộc biểu tình của nhóm ‘Occupy Central’ ủng hộ dân chủ là bất hợp pháp và đang làm tổn thương Hồng Kông. “Nếu nó vẫn tiếp tục, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được,” bài xã luận cảnh cáo. Thực ra, giọng điệu hăm dọa của Bắc Kinh không có gì là lạ bởi nó là văn hóa ứng xử của lãnh đạo Trung Quốc.

Như các trường hợp khác cần đe dọa, Bắc Kinh đổ lỗi cho cuộc biểu tình đã phá vỡ “nền tảng của xã hội Hồng Kông,” và kêu gọi tất cả người Hồng Kông giúp tái lập trật tự:
“Một vài người trong nhóm ‘Occupy Central’, vì lợi ích cá nhân, đã coi thường pháp luật. Họ đã kích động quần chúng, làm tê liệt giao thông, đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp … và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động bất hợp pháp của họ.”
Bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo khuyên các thành viên của nhóm ‘Occupy Central’ “ngừng tất cả các hành vi bất hợp pháp càng sớm càng tốt,” và trả lại trật tự và hòa bình cho Hồng Kông. Bài báo kết luận:
“Nếu một vài người quyết tâm đi ngược lại pháp luật, gây rối loạn, cuối cùng họ sẽ hái những gì họ đã gieo.”
Bài xã luận về Thiên An Môn được gọi là “426” hoặc bài xã luận “ngày 26 tháng 4” là ngày nó được đăng trên tờ Nhân Dân, có một số điểm tương đồng với bài báo tháng 10 năm nay. Nó cũng:

- Xác định các cuộc biểu tình là một hành động bất hợp pháp
- Cáo buộc một nhóm nhỏ đã kích động đám đông
- Yêu cầu cả nước giúp dập tắt các cuộc biểu tình
- Cảnh cáo về hậu quả kinh tế nếu tình trạng bất ổn tiếp tục

Bài xã luận gây ra cuộc thảm sát Thiên An Môn. Nguồn: Quartz

Tuy nhiên, bài xã luận năm 1989 đã đi xa hơn, kêu gọi các cuộc biểu tình lúc đó là một âm mưu giành quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tuyên bố cuộc biểu tình được dựng nên dể “phủ nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Hoa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Lời lẽ cứng rắn của bài xã luận năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt trong sự kiện Thiên An Môn, và dẫn đến kết thúc bi thảm tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.

25 năm sau đó, Yan Jiaqi, người đã từng là cố vấn chính trị cho chính quyền Trung Quốc trong những năm 1980, nói với tờ The New York Times:
“Nếu không có bài xã luận ngày 26 tháng 4 và kết luận của nó, sẽ không có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6.”
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tập Cận Bình đang cố gắng giảm nhiệt lò lửa Hong Kong bằng tất cả những gì có thể và chị tin, chỉ trong nội tuần này, cuộc biểu tình sẽ kết thúc. Tuy nhiên, sự kiện Hong Kong cũng sẽ vẫn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho tham vọng vô đối của Bắc Kinh về lãnh thổ.

Nguồn tham khảo: Beijing just sent a chilling message to Hong Kong’s umbrella revolution. By Heather Timmons, Lily Kuo. Quartz, October 1, 2014.
Ảnh: Chép từ NLD.

LẤY DỐI TRÁ TRÙM LÊN SỰ THẬT

Khoai@ copy từ Linh Nguyễn


Lấy sự dối trá trùm lên sự thật

LTS: Ngài Quan Chánh sử Phan Huy Lê tiết lộ “Nhân vật lịch sử Anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật” đã tiếp sức cho lực lượng chống đối nước ta hí hửng. Ngài Phan Huy Lê là ai mà trên VTV mỗi lần có chuyên đề Sử học người ta lại mời ông phát biểu để đánh bóng tên tuổi của ông và nghe nói đâu ngành sử của ông được mời viết lại chính sử nước nhà. Thật hết nói nổi! 

Bản tin BBC tiếng Việt đang có bài “Lê Văn Tám tác động tới trẻ thơ” của bạn Hoàng Xuân - TP.HCM với nội dung lặp lại lời “tiết lộ” của người đầu ngành sử học Phan Huy Lê rằng: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”. Với lòng mong mỏi hãy để tâm hồn trẻ thơ khỏi bị đầu độc bằng những sự dối trá, ông Hoàng Xuân đề nghị thành phố hãy tìm những cái tên có ý nghĩa khuyến học hoặc ca ngợi cuộc sống thanh bình thay vào cái tên Lê Văn Tám và tượng đài “Đuốc Sống” nghe quá dữ dội mà không có thật!

Hãy khoan! Trước hết xin thưa: Vụ một thiếu niên đốt kho xăng Thị Nghè vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến là một sự thật hiển nhiên nhưng nó đã bị người ta nhân danh sử học lấy sự dối trá trùm lên sự thật! Đó là sự kiện anh hùng đã thành biểu tượng cho truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của người Nam bộ trước hành động thực dân Pháp tái xâm lược nước ta.

Xin giới thiệu để quý bạn tìm xem một số tư liệu, bài báo với những dẫn chứng thuyết phục và lời xác thực của nhiều chứng nhân lịch sử có uy tín lớn. Tóm lược như sau:
 
- Báo Cứu quốc số 74 ra ngày 23/10/1945 (bảy ngày sau sự kiện xảy ra) đưa tin trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch nói: “Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam bộ bây giờ, cái cử chỉ phi thường của một chiến sỹ tự tẩm dầu xăng vào mình để vào đốt một kho dầu của bên địch, tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bực ấy thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”.

- Lịch sử Đảng bộ TP.HCM xác nhận sự việc thiếu niên Lê Văn Tám đốt cháy kho xăng vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến và còn ghi rõ người tổ chức là đồng chí Lê Văn Châu, sau này hy sinh ở mặt trận Thị Nghè năm 1947.

- Nhà cách mạng Trần Văn Giàu - người ra “Lời kêu gọi của UBKCNB” phát lệnh nổ súng vào sáng ngày 23/9/1945 mở đầu cho cuộc KC chống Pháp xâm lược lần thứ hai khẳng định vào thời điểm đó “có sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết do ai tổ chức và người nào thực hiện”.

- Hồi ký của các vị lãnh đạo kỳ cựu của thành phố Sài Gòn như Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Mai Chí Thọ (Năm Xuân…đều nhắc tới gương hy sinh của liệt sỹ thiếu niên Lê Văn Tám với lòng xúc động, tự hào.

- Hồi ký “Đứng lên đáp lời sông núi - tập II” (NXB Thanh niên - 1995) của Trần Thắng Minh (nguyên UVTƯ Đoàn TNCSVN) cho biết Lê Văn Tám là bạn với ông trong đội thiếu niên ở Đa Kao. Cần lưu ý bạn đọc là cuốn sách được viết ra mười năm trước khi ông Phan Huy Lê đặt điều xằng bậy!

- Tại mặt trận Thị Nghè lúc ấy có hai trận đánh vang dội xảy ra ở thời điểm khá gần nhau và vì đã quá lâu rồi nên dễ nhầm lẫn:

+ Một là, trận đánh kho xăng Thị Nghè đêm 17/10/1945. Đại tá Võ Thành Khiết mô tả khá là chi tiết: Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940, tôi lên học ở Trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), Sài Gòn. Vì trường bị quân Nhật chiếm làm trại lính nên chuyển về học tại trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở thú, kế bên Thị Nghè. Đám học sinh nội trú chúng tôi thường ra đó chơi, đá banh rồi nhảy xuống tắm ở cái hồ kế đó, nước trong và mát. Bởi thế vùng này tôi rành lắm. Kho xăng Thị Nghè thực ra chỉ là một đại lý bán sỷ của hãng dầu Shell, nằm trên con rạch Văn Thánh, sát đầu cầu, gần chợ, thuyền ghe, xe tải đều ra vô được. Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, bên trong chứa đầy chật những phuy xăng dầu dung lượng 200 lít, tới nơi sặc hơi dầu. Bên kia Sở thú là kho đạn thuộc Trung đoàn thuộc địa số 11 (11è Ric) là một doanh trại (điểm Pyrotechnique cũ) lại gần Tổng hành dinh của tướng Le Clerc, toàn lính lê dương canh gác. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945, tôi về quê, tham gia Thanh niên tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn. Sau ngày 23/9, làm liên lạc cho báo “Kèn gọi lính”. Khi Ủy ban kháng chiến Sài Gòn rút ra đóng tại xã, điều tôi qua làm liên lạc cho Ủy ban, thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Trận đánh kho xăng lửa khói ngất trời. Trận đánh kho đạn tiếng nổ điếc tai nhức óc. Thành phố náo loạn cả lên. Hôm sau đồn rầm những tin truyền khẩu rồi mới là báo chí. Trận nào cũng nói là bị Việt Minh đánh. Do đơn vị nào đánh thì không biết nhưng thiệt hại của nó và tâm lý địch ta thì biết. Bên kho đạn nó bố phòng cẩn mật lắm, phải có tổ chức chu đáo và nhiều người phối hợp mới tiến hành được. Chung quanh trạm xăng chỉ có một hai lớp rào kẽm gai sơ sài, muốn đột nhập vào không mấy khó. Tin tức nội bộ nói là do một thiếu niên tên Tám xung phong đánh. Em Tám chứ không nêu đủ họ danh Lê Văn Tám như sau này đâu. Lòng người lúc đó phấn chấn lắm bởi đang rất căm thù giặc với phong trào tiêu thổ kháng chiến rất cao. Báo chí hai phía đưa tin rần rần. Khi thùng xăng phật lửa phụt ra cháy khắp người khác chi là “ngọn đuốc sống” đâu? Gương anh dũng hy sinh của bạn Tám lúc bấy giờ động viên lớp trẻ chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.

+ Hai là, trận đánh đêm 8/4/1946 phá hủy kho đạn lớn bên Sở thú nằm trên đường Docteur Angier (nay là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bình Thạnh): hàng trăm tấn bom đạn và thuốc nổ rung trời chuyển đất, hàng chục lính Pháp tan thây, Đài phát thanh, trụ sở Bộ chỉ huy của tướng Le Clerc và nhiều phố xá kế bên bị sập. Hồi ký của cụ Dương Quang Đông kể ba chiến sỹ Kakim, Kỷ và Ni bị mắc kẹt do nước thủy triều lên ngập cống làm cho chiếc ghe chở chất nổ sau khi đã cài đặt vào kho đạn, không thoát ra ngoài được. Trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút có nói đến trận đánh này.

- Cụ Dương Đình Thảo hồi đó làm Chính trị viên tiểu đoàn 924 thuộc trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh, chiến đấu tại Sài Gòn xác nhận có vụ đánh cháy kho xăng Simon Piétry bên Khánh Hội (Q.4 ngày nay). 

- Người có công tôn vinh Lê Văn Tám thành “ngọn đuốc sống” sâu rộng vào lòng người là nhà văn Phan Vũ. Ông nói: Tôi người Hải Phòng, Vệ quốc quân Nam tiến. Những năm ở chiến trường Nam bộ tôi có nghe chuyện một thiếu niên Sài Gòn dũng cảm xông vào đốt cháy một kho xăng. Chuyện chỉ có thế nhưng cái chết của em cứ lởn vởn trong tâm não tôi. Năm 1954, tập kết ra Bắc, niềm thương nỗi nhớ miền Nam làm cho hình ảnh em bé đốt kho xăng sống dậy, tôi dồn tâm sức viết vở kịch “Lửa cháy lên rồi”. Không ngờ vở kịch thành công lớn quá, được đưa vào Phủ Chủ tịch diễn Bác Hồ xem. Tôi cùng đi trong đoàn. Bác hỏi tôi chuyện này có thật không? Tôi thưa thật rằng chỉ được nghe kể như thế rồi sáng tác ra. Bác khen và động viên tôi. Trong vở kịch này, tôi không để cho em Tám tự thiêu mình rồi chạy vào đốt kho xăng giặc. Tôi tạo tình huống cho em làm quen tới mức kết thân với một tên lính coi kho, để được ra vào thường xuyên trước sự mất cảnh giác của giặc. Cuối cùng thì… lửa cháy lên rồi và bé em không về nữa! Em thành bất tử! Người chiến sỹ khi lao vào đồn giặc, ai biết được họ ngã xuống thế nào? Chỉ biết đồn giặc tan tành và ta chiến thắng. Sau năm 1975, vào TP.HCM, tổ chức Đoàn Thanh niên bàn với tôi xây dựng hồ sơ truy phong Lê Văn Tám danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhưng tôi không biết gì hơn những điều tôi đã viết. Hỏi ông có biết nhà sử học Trần Huy Liệu ở Hà Nội đã viết chuyện cậu bé đốt kho xăng trùng tên Lê Văn Tám là sự tình cờ ngẫu nhiên chăng? Nhà văn trả lời: “Chuyện ấy bây giờ nghe nói tôi mới biết! Theo tôi thì cái tên không quan trọng mà hành động của nhân vật mới làm nên sự tích anh hùng”. Dù rất kính trọng ông Trần là bậc tiền bối nhưng tôi tin ông không thể viết ra chuyện ấy trong hoàn cảnh người viết và người làm nên chiến tích ở hai đầu đất nước lúc bấy giờ!

- Báo Sài Gòn giải phóng tháng 9/2009, ông Trần Trọng Tân - nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM có bài viết xác minh sự việc này là có thật.

- Tuần báo Văn nghệ TP.HCM số 79 ngày 10/9/2009 có bài “Lê Văn Tám, anh là ai?”; số 82 ngày 01/10/2009 có bài “Ngọn lửa Lê Văn Tám còn sáng mãi”; số 85 ngày 22/10/2009 có bài “Vụng chèo khéo chống”; số 184 ngày 10/11/2011 có bài “Một lời nói dối sám hối cả đời” vạch trần tính quay quắt của một nhà sử học “bậc thầy” và nêu lên những tác hại khôn lường của sự phát ngôn tùy tiện mờ ám lắt léo ở một quan chức được nhà nước tin tưởng giao cho việc cầm đầu giới sử quan!

Chỉ cần những chứng cớ ấy đã đủ xác minh sự việc một thiếu niên tên Tám đốt kho xăng vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến là có thật. Tuy nhiên chiến sỹ họ gì, bao nhiêu tuổi, xuất xứ từ đâu, do đơn vị nào tổ chức tiến hành thì rất khó xác minh. Địa danh xảy ra ở Thị Nghè được nhiều người biết hơn là ở bên Khánh Hội. Diễn tiến sự việc qua những lời đồn đại lan truyền hoặc các phương tiện truyền thông đa chiều trong tình huống chiến đấu đơn phương không thể tin đâu là chính xác. Trong chiến đấu chuyện đó là bình thường. Chỉ biết rằng với lòng dũng cảm hy sinh của người chiến sỹ gan dạ anh hùng đã lập nên một chiến công đáng ghi vào sử sách. Nhân dân ngưỡng vọng tiếc thương ca ngợi là điều chính đáng. Thực tế có những chiến công rất lớn mà sự hy sinh của chiến sỹ ta lại âm thầm rồi chìm luôn vào quên lãng. Sự việc thật rõ ràng, lật ngửa lật nghiêng săm soi bơi móc nhằm mục đích gì?

Chuyện này xảy ra đã mười năm. Nhiều lời xác minh không xóa nổi một điều đơm đặt! Bởi sự cả tin vào người có danh có vị đã thành tật cố hữu rồi chăng? Hay bởi sự dối trá tràn lan làm nhiễu loạn xã hội không phân biệt nổi điều hư thực? Hay bởi thiên kiến phủ định đang như một xu hướng muốn tìm sự đổi thay? Xin được cùng bạn đọc xem lại sự việc này từ lúc khởi đầu:

Bản tin Khôi Nguyên/Người Việt:

“HÀ NỘI - Tại cuộc họp của Hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật!”. Vậy là sử gia họ Lê thẳng tay xổ toẹt toàn bộ chiến công và con người Lê Văn Tám. Đúng không?

Ông ta còn tiết lộ: “Anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”! Được hiểu là ông Trần ngồi ở Hà Nội “bịa” ra một chú bé Lê Văn Tám ở Sài Gòn với những hành động ngây ngô dại dột hoang đường. Chớ sao?

Để chứng tỏ cách làm việc rất chi là khoa học, ông Lê mất công lần mò đi “hỏi một số bác sỹ, và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy (50mét)”! Ai cũng biết thập niên 1960, để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, cả trong và ngoài nước đã có hàng chục người nam nữ già trẻ tự thiêu, được đăng tải kèm hình ảnh rất chi là xúc động trên các mặt báo hàng ngày. Ở miền Nam ta tiêu biểu là hòa thượng Thích Quảng Đức và ở Washington tiêu biểu là mục sư Morison. Là người lắm “chữ nghĩa” lại liên quan nhiều tới báo giới, chẳng lẽ ông Lê không biết rằng cho chú bé “chạy 50mét” là ngón nghề của người viết báo sao? Có ông bác sỹ nào ngu dám phán cho người đã biến thành ngọn lửa thiêu chạy thêm được bao nhiêu mét nữa! Hơn nữa ông Trần đã “tự trách vì thiếu cân nhắc về tính khoa học nên có chỗ chưa hợp lý” thì ông Lê cần xác minh làm chi nữa?

Sử gia Lê phân bua về lời nhắn gửi của ông thầy: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Hãy bình và suy ra từ đoạn văn này: Câu chuyện xảy ra cuối năm 1945. Nếu ông Trần viết “tài liệu” này vào thời điểm bấy giờ thì thằng bé Phan Huy Lê 15 tuổi khôn ranh mực nào để được hóng chuyện nhà cách mạng tiếng tăm Trần Huy Liệu? Còn nếu như sau này ông Trần mới “sáng tác” ra thì đã quá xưa rồi vì ngay sau khi sự việc xảy ra, khắp trong Nam ngoài Bắc các tờ báo Kèn gọi lính, Quyết chiến, Thời mới, Cờ giải phóng… đã đăng tải chuyện đó rầm rầm. Ông Trần còn viết để làm gì trong tình cảnh việc nước như lửa bỏng dầu sôi và việc nhà quá nhiều chuyện rối?

NGƯỜI VIỆT dẫn lời GS Phan Huy Lê: “Ông (THL) nói câu chuyện này với tôi rất nhiều lần vào những năm của thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất… Theo lời ông Trần Huy Liệu, việc tuyên truyền hình ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật (nghĩa là không thật!) là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ (?)”. Những ai đã qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ không hiểu nổi đoạn viết này do anh phóng viên nói bậy hay là ông Phan Huy Lê mất trí? Vậy ông Trần viết ra chuyện Lê Văn Tám vào thời điểm cụ thể nào? Chẳng lẽ ngữ văn của vị sử gia lão luyện lại mù mịt tối tăm đến thế! 

Ông Lê nói như đinh đóng cột: “Là một nhà sử học, tôi đã và đang viết bài để công bố sự thật về nhân vật này một cách chi tiết và thấu đáo nhất dưới góc nhìn của lịch sử và tôi dự định trong thời gian ngắn nhất”. Với lời ông hứa xanh rờn: “Tôi đang chờ đợi một dịp thuận lợi và nhất định là tôi sẽ làm”! Nghe lời lẽ rùm beng hăm hở như thế, người ta thấp thỏm chờ đợi quan Chánh sử này sẽ tung ra một quái chiêu gì?

Phải chờ bốn năm sau, khi công luận của Đảng bộ và những vị lão thành cùng những chiến sỹ từng chiến đấu ở mặt trận Nam bộ - Sài Gòn tỏ thái độ công phẫn bất bình trong các cuộc hội họp và trên báo chí phản ứng quyết liệt thì đấy mới là “dịp thuận lợi” để sử gia Lê thòi cái đuôi ra. Trên tạp chí nhà Xưa & Nay số 340, tháng 9/2009, ông công bố bài viết với những luận điệu nửa nạc nửa mỡ, nửa xuề xòa xí xóa, nửa quanh co bịp bợm với cái lý luận chuyên ngành lừa thiên hạ. Sau những dẫn chứng lòng thòng lôi thôi ông lộ dần ra: “Lê Văn Tám không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật”.

Muốn thanh minh vì lỡ bôi xấu ông thầy bịa chuyện (tự viết), ông Lê cứ nói quẩn quanh: “Trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sỹ tẩm xăng thời đó, Gs Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng Ngọn đuốc sống gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám”… “Tôi nhấn mạnh là giáo sư Trần Huy Liệu không hề hư cấu kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật chỉ dựng lên theo cách nói của giáo sư chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch”! Vậy thì ông Trần Huy Liệu hành xử đúng với nghề làm báo của ông ta là phản ánh một sự thật bi hùng chớ không phải làm một nhà văn “sáng tác” hư cấu ra một câu chuyện huyễn hoặc để làm cái việc gọi là “tuyên truyền hình ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật (nghĩa là không thật) là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ (?!)” để lòng cứ băn khoăn ân hận giải thích với học trò: “Dựng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương)… Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa… GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng”. Ô hay! Nếu sự việc đó là thật thì trách nhiệm của người sống là phải tìm ra gốc tích của liệt sỹ như những việc “đền ơn đáp nghĩa” toàn xã hội đang làm. Tưởng là ông trò thanh minh cho ông thầy được giải thoát nhưng ngược lại thì ông Trần chết rồi mà mắt không nhắm được bởi ai đọc qua những lời lẽ ấy chỉ có thể hiểu đúng là ông Trần bịa chuyện! Sao không thấy những người bạn đồng tuế, đồng môn, đồng liêu, đồng nghiệp Nguyễn Đình Thanh, Nguyễn Công Bình cùng được nghe lời thầy dăng dối lên tiếng đỡ ông bạn vàng họ Phan?

Song còn câu nói như cái đinh trong bài phỏng vấn “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật” thì ông trùm sử lờ tịt đi! Người ta cứ bám riết vào câu nói đó để phủ nhận sự tích Anh hùng Lê Văn Tám. Nếu như ông Lê biết tự trọng thì ông phải công khai cải chính minh bạch rõ ràng bởi lời nói của ông nặng ký lắm mà cũng tai hại lắm. Những lời biện hộ của ông chỉ là sự chối quanh. Ông lý sự vòng vo làm đầu óc người đọc rối lên tối tăm mù mịt: “Đối với sử học, tôn trọng sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học”. “Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học, khách quan, chân thực”. Khách quan chân thực mà ông đòi hỏi tức là nhân vật phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng và hành động phải được xác minh! Thưa ngài giáo sư sử học: Hồ sơ lý lịch cậu bé Gióng thế nào để cả nước dựng tượng tôn thờ là Phù Đổng Thiên vương? Hồ sơ lý lịch cô gái Jeanne d’Arc thế nào để từ một kẻ dị giáo bị thiêu sống rồi người ta lại tôn thánh và dựng tượng?

Việc làm của ông Phan Huy Lê chẳng những tác hại không nhỏ tới xã hội mà còn mang tội với thế hệ trẻ bởi sự thâm sâu đầu độc bằng chính nghề cao quý của mình. Trước hết nó xúc phạm tới một biểu tượng thiêng liêng về lòng yêu nước của một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất chống ngoại xâm của dân tộc ta. Từ đó nhiều tấm gương quên mình vì nước của bao anh hùng liệt sỹ bị tầm thường hóa và như liều ma túy đá nó kích động những lời nói việc làm vong ân bội nghĩa! Thực tế ở TP. Hồ Chí Minh, trên đường Võ Thị Sáu, đối diện với công viên Lê Văn Tám trước kia có một trường học mang tên “Đuốc Sống” nay đã đổi tên thành trường Trần Quang Khải! Bởi tác động từ đâu? Liệu rồi cái tên Lê Văn Tám sẽ không còn để thay vào đó những cái tên Phan Thanh Giản hoặc là Pétrus Ký?! Có phải vì nó “dữ dội quá” chăng? Khi Trần Bình Trọng thét lên “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” để chịu rơi đầu dưới lưỡi đao của bầy ác quỷ Nguyên - Mông, có “dữ dội quá” chăng? Khi bước ra đoạn đầu đài, người trí thức trẻ 23 tuổi đời Phó Đức Chính giật tung chiếc khăn đen bịt mắt đòi nằm ngửa nhìn thẳng lên lưỡi đao khổng lồ của cỗ máy chém thực dân lao xuống, có “dữ dội quá” chăng? Khi lũ lính Pháp lăm lăm súng lớn súng nhỏ ngồi trên xe tăng xích sắt hùng hổ ủi vào những chiến lũy dựng lên bằng tủ, giường, bàn ghế, nệm gối chăn bông… hung hăng đè nghiến những con người chỉ có dao bầu, mã tấu thì phải có người ôm bom ba càng lao thẳng vào xe, chấp nhận cùng cháy rụi! Khi hàng đàn máy bay phản lực Mỹ như ruồi lao xuống trút hàng tấn bom đạn hủy diệt xóm làng, phá băng con đê bên dòng sông nước ngập mông mênh thì phải có Nguyễn Viết Xuân hiên ngang đứng bên nòng pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, chấp nhận cùng tan xác! Người nữ chiến sỹ tưởng rằng chân yếu tay mềm nhưng trong cuộc chiến đấu không cân sức vào lúc giáp mặt quân thù đã cho trái nổ tung cùng banh xác! Khi lũ tội phạm chiến tranh hè nhau đẩy nước ta trở lại “thời kỳ đồ đá” thì phải có những chiến sỹ “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” bằng mọi giá! Quân cướp nước nào cũng không chút động lòng “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” thì có lòng dân nào chịu được? Dĩ độc trị độc. Trước sự hung tàn man rợ phải đáp trả bằng sự đề kháng dữ dội và quyết liệt. Dưới hình thức này hay hình thức khác, mỗi sự hy sinh cao cả cho Tổ quốc tồn lưu đều là những “ngọn đuốc sống” thiêu rụi ý chí mọi đội quân xâm lược. Có thế mới giữ được non sông nòi giống vẹn toàn. Đó là việc làm tâm huyết công phu bền bỉ của người dạy sử đầy tinh thần trách nhiệm và lòng bác ái. Lớp trẻ hôm nay quá chán với những người thầy dạy sử kiểu như ngài là điều nhân quả!

Quốc gia nào cũng đề cao “Lòng yêu nước là đức tính cao quý nhất của con người”. Nhà chí sỹ Lương Văn Can - tấm gương sáng của mọi người thầy để lại lời nhắn nhủ cho đời: “Bảo quốc túy - Tuyết quốc sỷ”. Rửa sạch nỗi nhục mất nước, thế hệ hôm nay đang được hưởng. Công lao của lớp lớp những người yêu nước phải được trân trọng và những tấm gương hy sinh tiêu biểu phải được mãi mãi tôn vinh. Cái tinh túy là hồn của quốc gia dân tộc muốn được bảo tồn thì mỗi con người trước hết phải biết trọng điều liêm - sỷ. Liêm là biết sống ngay thẳng và trong sạch. Sỷ là biết nhục trước mình và trước người - Làm sai phải biết sửa thành ngay thì người mới trọng. Phải biết hổ ngươi khi thấy thua người thì mới vươn lên được. 

Làm thầy trước hết là phải biết trọng điều liêm - sỷ.

TP.HCM, ngày 10-4-2014

Vụ đốt kho đạn Sài Gòn 8/4/1946 và hình tượng “đuốc...
TIASANG.COM.VN|BY TẠP CHÍ TIA SÁNG

SGGP - Sai Gon Giai Phong Online - Bao Sai Gon Giai Phong - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
SGGP.ORG.VN|BY COPYRIGHT INFRINGEMENT WILL BE PROSECUTED. HA NAM GIANG / HANAMGIANG / HÀ NAM GIANG (+84903937231),...

SGGP - Sai Gon Giai Phong Online - Bao Sai Gon Giai Phong - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
SGGP.ORG.VN|BY COPYRIGHT INFRINGEMENT WILL BE PROSECUTED. HA NAM GIANG / HANAMGIANG / HÀ NAM GIANG (+84903937231),...

NHẬT KÝ CHO MẸ

Câu chuyện thứ bảy tuần này xin gửi tới độc giả nhật ký đẫm nước mắt của một người con trai viết về mẹ, nhưng ngày cuối đời bà. Trân trọng!


Nhật ký cho mẹ

Đôi lúc con tức đến tận cùng, con tức vì sao số phận lại mang mẹ đi. Con giận vì mẹ đã hy sinh một đời nhưng chưa một ngày ngơi nghỉ.

Không biết bắt đầu từ đâu, cứ mỗi lần định viết cho mẹ thì con lại khó thở và lồng ngực như nổ tung. Con tự nhủ phải tập quên, tập mạnh mẽ, tập đối diện, nhưng cuối cùng, Con vẫn mãi là con. Sống trong nhớ nhung, trong kỷ niệm, trong vòng lẩn quẩn, vì đó là cách duy nhất con có thể giữ mẹ cho mình…

Trời miền Trung chuyển mùa, khoác chiếc áo len mỏng, mình con lên thăm mẹ. Nhà mới mẹ cao lắm, trên một ngọn đồi gió mát, có thể nhìn xuống cả một vùng quê bình yên. Và đặc biệt mẹ có thể nhìn rõ nhà ngoại, nơi mẹ đã sinh ra và lớn lên. Con cứ hay thích thăm mẹ những lúc trời chập choạng tối. Lúc ấy, không gian xung quanh yên tĩnh lạ thường. Con có thể nói chuyện với mẹ thật nhiều, trách móc có, giận hờn có, xin lỗi có và yêu thương cũng nhiều...

4 tháng con bỏ tất cả để về với mẹ, là 4 tháng mà trong suốt quãng đời còn lại, không niềm vui nào có thể khiến con quên được. Những câu nói của mẹ khiến con gục ngã, con nhớ mãi có lần mẹ hỏi con: "Út ơi, sao bụng má cứ to lên miết…?". Con cười xòa, xoa bụng má cái rồi nói: "Ăn không tiêu mà.. để con tìm thuốc má uống xong cái xẹp lép". Rồi con chạy vào toilet, cắn môi để mẹ không nghe được tiếng con nức nở, con xả nước thật to để mẹ không thể nghe những tiếng nấc như khóc than cho sự bất lực của mình. Có đêm, mẹ ngủ rồi, con đốt thuốc, nhìn lên trời cao mà thầm hỏi: "Tại sao lại có một căn bệnh quái đản và độc ác đến thế?".

Ngôi nhà mới con xây theo nguyện ước cả đời của mẹ. Ngày về nhà mới, mẹ qua nhà gặp bà con rồi bật khóc. Mẹ cười ngồi chung được với những cô là hội tù yêu nước với mẹ, được một lát, mẹ cảm thấy ù cả tai vì tiếng ồn, lúc đó con đã biết rằng, ngôi nhà này không dành cho mẹ nữa rồi, Con cố gắng sắm sửa cho ngôi nhà một cách trọn vẹn nhất, để mẹ thấy rằng, mẹ cũng có những phút giây tiện nghi nhất của một kiếp người.

Dường như chỉ duy nhất vài tuần đầu mẹ có thể ra phòng khách, nằm trên bộ sofa , cùng con xem tivi, những ngày sau đó là những chuỗi dài những mệt mỏi, những đau đớn, những đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Oái ăm cho một con người là lúc cận kề của sự ra đi, thì khát khao được sống lại trỗi lên mãnh liệt. Mẹ muốn được sống lắm, con nhận biết điều đó. Nhìn thấy mẹ càng cố, mà thực tế cứ đi ngược lại, ánh mắt mẹ, lời nói mẹ, như cầu xin, như năn nỉ số phận. Những lúc ấy con tưởng chừng như không đứng vững, cố nói vài câu trấn an rồi chạy ra ngoai, lắc đầu thật mạnh, rít thuốc và nhủ lòng phải tiếp tục.

Một tháng rưỡi trước khi mẹ xa con. Một câu nói của mẹ với bác sĩ khiến con gục ngay tại phòng khách. Con gọi họ tới để trấn an cho mẹ, khi chào về mẹ ráng nói: "Con cố gắng cứu cô…". Lúc ấy con chỉ muốn chạy vào và la lên, bỏ cuộc thôi má ơi, không có lối thoát nào nữa hết. Chấp nhận thôi, nhưng bĩnh tĩnh một lúc, con lại tiếp tục là một diễn viên, cười nói, xoa chân, chải tóc, giấu những giọt nước mắt sau lưng mẹ với sự bế tắc tột cùng của cuộc sống..

Cứ thế mẹ yếu dần. Khi những bước chân không vững, mẹ vẫn cố gắng vào phòng vệ sinh vì không muốn làm phiền con. Đến khi không cố được nữa, mẹ chỉ cái bô và thì thào: "Cho má ngồi thử". Đỡ má ngồi, con đứng khuất sau và một lần nữa con bặm môi để giữ mình không được yếu đuối...

8 ngày cuối của mẹ là những khoảnh khắc con có thể thuộc lòng từng ngày, từng giờ, từng giây, mẹ nói gì, mẹ ăn ra sao, mẹ thở thế nào... Hàng xóm đến thăm, mẹ vẫn tỉnh táo, mẹ tỉnh táo khiến những ai đến với mẹ cũng trào nước mắt. Gặp ai mẹ cũng nói: "Thôi tạm biệt tất cả". Đến khi không nói được nữa, mẹ vẫy tay chào. Cứ thế mẹ về với thiên thu.

Và cuối cùng con mồ côi, 21 ngày rồi mẹ nhỉ? Ở nơi đó mẹ sống ra sao? Con chắc mẹ của con sẽ không còn khổ đau, sẽ không dằn vặt, sẽ không đấu tranh để đổi lấy sự sinh tồn. Ở đó sẽ không còn bệnh tật, sẽ không có cái chết thứ hai đâu mẹ à. Đó là một sự khởi đầu vĩnh hằng, nhưng có một điều mẹ con ta chưa gặp nhau thôi. Con không biết mẹ nhớ con bao nhiêu, nhưng con nhớ mẹ vô cùng. Một nỗi nhớ mà trong cuộc đời con chưa một lần con đối diện. Nhưng đau một điều, trong nỗi nhớ của con chỉ toàn những bi thương, những dằn vặt theo con vào trong giấc ngủ, con luôn sống với từ "giá như"…

Đôi lúc con tức đến tận cùng, con tức vì sao số phận lại mang mẹ đi. Con giận vì mẹ của con đã hy sinh một đời chưa một ngày ngơi nghỉ thì tại sao ông trời lại bất công. Con trách vì mẹ con làm điều gì sai mà những ngày tháng cuối mẹ phải gánh chịu nhiều sự bất hạnh như thế. Và con tức bản thân con, bất chấp những lời khen và sự khâm phục của tất cả những ai dành cho con, con vẫn thấy mình yếu hèn và vô dụng, con đã không cứu được mẹ của con.

Giờ đây, cứ mỗi buổi chiều khuya. Con cứ đứng trước bàn thờ và nói vu vơ như một thằng điên, cúng cơm mẹ con cũng cúng theo cách của con. Có khi con còn nạt mẹ: "Về ăn cơm kìa mẹ, tự nhiên bỏ đi đâu xa lắc…". Rồi con ngậm ngùi, con ráng nuốt những gì con vừa mời cho mẹ.

Ngày mai, con sẽ phải bắt đầu lại cuộc sống của con đã dần đánh mất 5 tháng qua. Giờ đây, con phải thay đổi, phải chấp nhận những ngày sắp đến. Con phải biết rằng, không còn ai trông mong con về, không còn ai để con khoe những chiến tích, không còn ai để con mua những món quà… Hành trang của con là kỷ vật của mẹ, là chiêc khăn tang và nỗi nhớ khôn nguôi nơi sâu thẳm con tim con

Mẹ, tình yêu con dành cho mẹ là duy nhất, trọn vẹn và to hơn cả vũ trụ trời cao!

Tác giả: Lê Đức Hoa