Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015
TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU MỸ: THẾ NÀY Đ… PHẢI TỰ DO!!!
Xứ Thanh
Trong các cuộc bút chiến về tự do báo chí, một số người viện dẫn tự do báo chí ở Mỹ như là một mẫu hình, thậm chí là hình tượng duy nhất có. Gần đây, một số sách và tài liệu của một số tổ chức nước ngoài xuất bản ở nước ta cũng một mực ca ngợi tự do báo chí ở Mỹ như một hình mẫu có một không hai. Thậm chí, một số đối tượng hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn thường lấy tự do báo chí ở Mỹ; mang Hiến pháp Mỹ ra để “răn dạy”, để bôi nhọ, và xuyên tạc Việt Nam không có tự do, dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí.
Thế nên, tác giả muốn thông qua bài viết này để người đọc có sự tham khảo khách quan về tự do báo chí ở Mỹ, và nhất là qua đó để xem xét rõ các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng thù địch với Việt Nam:
Lịch sử nước Mỹ thời kỳ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 không bao gồm điều khoản về tự do báo chí.
Năm 1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật về quyền con người” (Bill of Rights) bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp 1787 (còn gọi là 10 Tu chính án).
Trong 10 điều khoản bổ sung đó, Tu chính án thứ nhất quy định quyền TDBC của người dân Mỹ như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền TDBC của công dân…”.
Mỹ là quốc gia không có luật báo chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn vẹn được ghi một câu trong Tu chính án lần thứ nhất (Điều bổ sung, sửa đổi) như vậy. Cho nên, không ít người cứ viện dẫn vào điều bổ sung này mà nói rằng, TDBC ở Mỹ là không giới hạn.
Năm 1787, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, người soạn thảo chính bản tuyên ngôn độc lập Mỹ, đã viết: “Nếu tôi buộc phải quyết định xem chúng ta có cần một chính phủ không có báo chí hay có nền báo chí mà không cần chính phủ, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn giải pháp thứ hai”.
Tự do báo chí Mỹ bị chi phối bởi quyền lực chính trị.
Cùng với kinh tế, quyền lực chính trị càng chi phối, kìm chế quyền tự do báo chí của công dân ngày càng quyết liệt hơn.
Rõ ràng là ở Mỹ có TDBC, nhưng sự tự do ấy không dành cho số đông và phải phục vu lợi ích chính trị của Mỹ, trước hết là lợi ích của nhà cầm quyền – chính phủ Mỹ.
Ở Mỹ, chính nhiều người Mỹ cho rằng, hai công cụ chủ yếu được dùng để điều phối tự do thông tin báo chí là sức mạnh quyền lực chính trị và tài chính.
Hai gọng kìm này được coi là công cụ mềm dùng để điều chỉnh các chủ báo. “Chúng ta bị lừa gạt bởi giới cầm quyền, thông tin bị cắt xén, và các cuộc tranh luận bị cản trở. Họ cho rằng như thế là cần thiết để duy trì một nền dân chủ thực sự… Hệ thống báo chí của chúng ta đang trở thành thiên đường của những kẻ lừa dối, ở đó, giá của sự xuyên tạc, bóp méo đã xuống quá thấp.”
Bản báo cáo Xu thế năm 2005 cho thấy, gần 1/2 những người tham gia trả lời phiếu thăm dò nói “Tin tưởng ít hoặc không tin tưởng chút nào” vào báo chí hàng ngày, trong khi năm 1985 chỉ có 16% số người được hỏi có câu trả lời như vậy. Đa số người cho rằng, càng ngày báo chí hàng ngày ở Mỹ bị chính trị chi phối, cho nên họ không tin.
Theo John Nichols và Robert McChesney, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bush, 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàng trăm mẩu tin với số tiền đầu tư khoảng 254 triệu đô la Mỹ. Nội dung các mẩu tin đề cập đến vấn đề cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi vốn đang gây tranh cãi trong xã hội và dựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” Tổng thống Bush.
Những mẩu tin hư cấu này được phát sóng trên truyền hình mà không thông báo cho khán giả rằng chúng được sản xuất bởi chính phủ chứ không phải các đài truyền hình.
Ngoài ra, chính quyền Bush đã thuê một số bình luận viên lên truyền hình để ca ngợi chính sách của chính phủ. Một trong số đó là Amstrong Williams. Ông này đã nhận 240.000 đô la từ Bộ Giáo dục để ca ngợi Đạo luật Không bỏ rơi trẻ em.
Đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đầu tư huấn luyện các nhà báo và chi tiền đưa họ đi theo quân đội ra chiến trường chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Iraq, mặc dù trước đó, báo chí hoặc bị cấm đưa tin về chiến trường hoặc được đưa tin nhưng phải theo định hướng của quân đội. Nhà báo kỳ cựu Peter Arnett chỉ vì trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Al-Jazeera không có lợi cho ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến này đã bị hãng NBC đột ngột chấm dứt hợp đồng.
Peter Arnett từng giật giải báo chí Pulitzer khi đưa tin về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cho hãng thông tấn AP. Ông cũng được đánh giá rất cao vì tác nghiệp xuất sắc trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 khi còn là phóng viên của CNN.
Trong một phóng sự năm 1998, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970. Sau đó, ông bị khiển trách và rời CNN. Ông nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. Và trong các lần ông bị sa thải khỏi các hang truyền thông, nguyên nhân duy nhất là nói lên sự thật.
Hơn nữa, ở Mỹ, không phải mọi vấn đề đều được công khai với báo chí, ví dụ như chuyện Mỹ tài trợ cho bọn phản động người Việt tiến hành các hoạt động chống phá ta, kích động bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2003.
Ở nước mình, báo chí nói nhiều đến những vấn đề này, còn báo chí Mỹ không dám đề cập. Hàng năm CIA điều phối hàng chục tỷ USD thông qua các quỹ, các tổ chức phi chính phủ để “điều phối tự do thông tin báo chí” nhằm mục đích chính trị thông qua các phương thức “tài trợ”, nhưng báo chí Mỹ cũng không hề đụng chạm đến nguồn tiền và đường đi của những đồng đô-la này.
Nhà sử học Mỹ Howard Zinn mới đây viết trên báo Pháp Le Monde cho rằng, ở nước Mỹ, có 1% số dân nắm gần một nửa của cải của đất nước. Thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người giàu nhất và quyền lực cao nhất ở Mỹ.
Nhà báo, giáo sư Mỹ William F. Vu (Đại học tổng hợp Stanford) viết: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ” .
Mặt khác, cũng cần phải khẳng định rằng, ở Mỹ cũng có báo chí tiến bộ và nhiều nhà báo tiến bộ, có tâm trong sáng và trách nhiệm xã hội trước công chúng và lịch sử. Không ít nhà báo Mỹ có tài năng và lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta trân trọng những bài báo đã nói lên sự thật mà nhiều nhà báo Mỹ đã viết về những điều tốt đẹp mà nhiều nguời Mỹ đã làm để chống lại chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Họ chính là những người đã thực hiện được ý tưởng của nhà báo Mỹ nổi tiếng J.Pulitzer cách đây hơn một trăm năm khi ông viết (năm 1892): “Một nền báo chí có năng lực, không vụ lợi và có tinh thần hướng về công chúng với những hiểu biết có được từ đào tạo để biết bảo vệ lẽ phải, thì sẽ gìn giữ được sự tốt đẹp của công chúng mà thiếu nó thì chỉ là điều giả dối và là trò hề”.
Hơn một thế kỷ sau, tuyên bố của J.Pulitzer, nhà báo danh tiếng Ben Bardikian viết trong cuốn sách Độc quyền thông tin đại chúng rằng “Phần lớn những gì mà những người Mỹ đọc trong các tờ báo của họ và nhìn thấy trên màn hình đều là sản phẩm của một nhóm những công ty khổng lồ.”
Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Sô-nô-ma, vấn đề TDBC ở Mỹ đang bị khủng hoảng. Khi nổ ra cuộc chiến tranh Iraq, các phóng viên Mỹ đã phải ký thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ viết bài, đưa tin theo sự điều khiển của Lầu Năm góc.
Các phóng viên hầu hết ở phía sau chiến tuyến, viết bài, viết tin dựa vào các tin và tài liệu do trung tâm chỉ huy quân đội Mỹ ở Quartar cung cấp. Chính quyền Mỹ dùng mọi cách ngăn cấm báo chí đưa tin kịp thời và đúng sự thật về chiến tranh Iraq.
Dư luận thế giới cho rằng, trong chiến tranh Iraq, nhiều hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ, vì giả dối và chậm trễ, đã thua kém báo chí các nước khác, nhất là kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar.
Từ thực tế trên đây có thể nêu ra một số nhận xét bước đầu về TDBC ở Mỹ như sau.
Một là, luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ở Mỹ có TDBC khá hoàn hảo. Cũng như nhiều nước khác, Mỹ đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Tu chính án thứ nhất, bảo đảm cho TDBC hoạt động. Nếu chỉ căn cứ vào Tu chính án thứ nhất thì có thể cho rằng TDBC ở nước này là vô hạn độ; nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không như vậy.
Ngoài Tu chính án thứ nhất, quốc hội Mỹ, Tòa án tối cao liên bang và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản làm công cụ điều chỉnh và hạn chế TDBC, chứ không như một số người lầm tưởng.
Tom McEnroy cũng thừa nhận rằng, “báo chí Mỹ đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là bạn không thể xuất bản những điều có thể gây tổn hạn đến lợi ích của mình. Mỹ là một nước tư bản, và bất kỳ thực thể nào, từ nhà thờ, bệnh viện, đài truyền hình,… trước hết là một doanh nghiệp và phải tự nuôi sống mình. Nếu tôi cho đăng một quan điểm chống Chính phủ, một vài người sẽ không đồng ý và có thể sẽ áp đặt những hình phạt kinh tế đối với tờ báo của tôi để thể hiện sự không hài lòng của mình. Ví dụ, họ có thể kêu gọi những người ủng hộ họ không mua báo của tôi. Tôi cho đăng những bức ảnh khiêu dâm trên báo mình? Chắc chắn độc giả sẽ không đọc báo của tôi nữa, đồng nghĩa với việc khách hàng quảng cáo của tôi sẽ dừng ngay hợp đồng, và đương nhiên tôi sẽ phá sản”.
Hai là, trong thực tế, chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách – kể cả dùng quyền lực chính trị và sức mạnh đồng đô-la để thao túng báo chí. Có thể kể ra mấy “chiêu” cụ thể như:
1)Dùng quyền lực chính trị chi phối, lũng đoạn thông tin báo chí (như trên đã dẫn);
2) Tin truyền hình giả mạo, như chính quyền Bush đã chi gần 254 triệu đôla để ca ngợi chính sách của mình, để gây dựng hình ảnh.., thao túng cuộc chiến tranh Iraq. Nói đúng ra là Mỹ đã thực hiện cùng lúc 3 cuộc chiến tranh ở Iraq (2003) – chiến tranh bằng vũ khí nóng, chiến tranh thông tin báo chí truyền thông nhằm đánh vào tâm lý và dư luận xã hội và chiến tranh tài chính – dùng tiền mua chuộc các tướng lĩnh Iraq, cũng như mua chuộc giới truyền thông Mỹ, Anh và các nước đồng minh;
3) Hối lộ các bình luận viên. Chính quyền đã trả những khoản tiền bí mật cho ít nhất ba bình luận viên để họ ca ngợi chính sách của Chính phủ.
4) Tạo mọi điều kiện đẩy nhanh độc quyền truyền thông nhằm tăng cường kiểm soát TDBC thông qua các tập đoàn khổng lồ này. Ví dụ, chính quyền Bush hỗ trợ đằng sau các tập đoàn truyền thông để viết lại luật sở hữu trong lĩnh vực truyền thông, theo đó ủng hộ sự hợp nhất các tập đoàn và kiểm soát độc quyền thông tin thông qua các tập đoàn truyền thông này. “Chừng nào chính quyền chưa giải thích trước Quốc hội về những vụ “tấn công” báo chí, và chừng nào chưa có các tiêu chuẩn bảo đảm các vụ xâm phạm báo chí như vậy không bị lặp lại trong tương lai thì TDBC ở Mỹ vẫn chỉ là trên danh nghĩa”
5) Buộc nhà báo tiết lộ nguồn tin;
6)Đưa tin thiên lệch, bịt miệng báo chí và công kích trực diện, thậm chí đe dọa nhà báo. “Năm 1965, quân đội In-đô-nê-si-a, do Mỹ và CIA cố vấn, trang bị, huấn luyện và tài trợ, đã lật đổ Tổng thống Achmed Sukarno; xóa bỏ Đảng Cộng sản Inđônêsia và các đồng minh của đảng này; giết gần một triệu người (có số liệu còn hơn một triệu). Mãi ba tháng sau, thông tin này mới được tạp chí Time đề cập và thêm một tháng nữa mới được đăng trên tờ New York Times (05/4/1966), nhưng kèm theo một bài xã luận khen ngợi quân đội Inđônêsia đã “hành động kịp thời với sự cẩn trọng nhất… Hơn 40 năm qua, CIA đã can thiệp vào các vụ buôn bán ma túy ở Ý, Pháp, đảo Coóc, Đông Dương, Áp-gha-nít-tan, Trung và Nam Mỹ. Phần lớn các hành động này đã bị điều tra ở Quốc hội những năm 1970, 1980. Tuy nhiên, truyền thông tư bản có vẻ “không hay biết” về vấn đề này.” Bà Merle Ratner – một nhà báo tự do, hiện đang tham gia rất tích cực vào cuộc đấu tranh của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cho rằng trong dòng truyền thông chính thống (nhật báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình) mà mọi người thường đọc và xem, nội dung phải tuân theo những điều mà giới tư bản cho là có thể chấp nhận được. Việc này không thực hiện bằng sự kiểm duyệt trực tiếp của chính phủ đối với tin tức, mà bởi quyền lãnh đạo tư tưởng ở Mỹ (dưới tên gọi “trợ lí truyền thông”). Ở các báo, đài truyền hình, đài phát thanh lớn, bất kỳ phóng viên nào tuyên bố (kể cả không phát sóng) rằng họ là cộng sản thì có thể sẽ bị sa thải ngay lập tức. Những nhà báo viết bài vượt qua ranh giới hệ tư tưởng thường bị thất nghiệp. Ví dụ, nhà báo đoạt giải Pulitzer Gary Webb viết một loạt bài gây chấn động về hoạt động buôn bán ma túy của CIA. Bài báo đã gây nhiều tranh cãi khiến anh ta bị đuổi việc và sau đó đã tự vẫn.
Hiện tại, theo bình chọn của các nhà nghiên cứu, Mỹ đứng thứ 23 thế giới về tự do báo chí. Đây không phải là thứ bậc cao.
Phần lớn thông tin báo chí bị khống chế bởi các tập đoàn lớn, các tập đoàn này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ. Bởi vậy mà báo chí Mỹ không thể có tự do rộng rãi. Đúng là so với nhiều phần khác trên thế giới, nước Mỹ có thể là “rộng mở” hoặc “tự do” về báo chí hơn một chút bởi do ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp truyền thông, nhưng báo chí ở Mỹ vẫn tồn tại những vấn đề nghiêm trọng của nó.
Thực tế là tin tức hiện nay đã trở nên lá cải hóa, chủ yếu dành cho giải trí; các “ngôi sao” được lên truyền hình hoặc radio nhiều hơn tin tức thật sự, và tin tức quốc tế thì chưa bao giờ là tâm điểm trừ khi nó có liên quan đến nước Mỹ theo cách nào đó.
Bà Gabriela Martinez cũng khẳng định rằng, truyền thông Mỹ không phục vụ tầng lớp lao động. Mỗi tờ báo có một mục đưa tin về các tập đoàn, các doanh nghiệp, nhưng chỉ một vài tờ ít ỏi dành “đất” cho các vấn đề của người dân lao động.
Thêm vào đó, báo chí không thể đưa tin về các vụ tham nhũng hoặc những hạn chế chính sách của Chính phủ cho đến khi các vụ việc bị đưa ra ánh sáng và quá muộn để khắc phục sự cố. Nhiều tờ báo, đài truyền hình đang “tẩy chay” đưa những tin tức thực sự công chúng cần mà tập trung vào các câu chuyện giật gân về những người nổi tiếng…
James Rhodes, nhà báo tự do Mỹ, đã bị tờ Coosa News (bang Alabama) sa thải vì viết bài xã luận chỉ trích một nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ông cũng bị dọa giết vì bài viết trên tờ Plain Talker về cái chết của Timothy McVey, cựu binh Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh, sau khi ông này bị một bệnh viện của Mỹ từ chối chữa bệnh.
“Nhà tôi ở Arizona đã bị ném bom xăng vào đêm Halloween năm 1990. Tôi cũng bị một nhân viên quân đội cảnh báo nên dừng những hoạt động của mình. Tiếp đó, nhà một người hàng xóm của tôi ở Camp Hill bị đốt cháy vì bị nhầm với nhà tôi.”
Ba là, sự thật hiển nhiên là tự do báo chí ở Mỹ không có hơn gì các nước khác; càng không thể là biểu tượng, đỉnh cao hay chuẩn mực mà nhờ đó Mỹ có quyền phán xét vấn đề này ở các nước khác.
Tháng 12/2007, đài BBC đã tiến hành khảo sát 11.344 người tại 14 nước về TDBC. Riêng đối với Mỹ, kết quả khảo sát cho thấy, 53% người Mỹ cho rằng báo chí Mỹ được tự do đưa tin không thiên lệch. Con số này thấp hơn so với mức trung bình trung của thế giới (56%).
Ngoài ra, người Mỹ cũng chỉ trích hoạt động của báo chí nước mình khi chỉ có 30% tin rằng báo chí đã đưa tin chính xác và trung thực, so với 43% của thế giới.
Bốn là, từ thực tiễn nghề nghiệp, hầu hết các nhà báo Mỹ đặc biệt chú trọng tính khách quan của sự kiện, tôn trọng và bảo vệ nguồn tin. Bởi vì nếu đưa tin sai sự thật hoặc sự thật không được kiểm chứng, thì hoặc rất dễ bị vào tù hoặc phải đền hàng triệu đô la do đối mặt với các vụ kiện cáo.
Mặt khác, không ít nhà báo Mỹ sẵn sàng chấp nhận vào tù bởi nhất quyết chống lại tòa án vì không tiết lộ nguồn tin – để bảo vệ nguồn tin đến cùng.
Đó cũng là đạo đức nghề nghiệp và thái độ tự chịu trách nhiệm được đề cao, chứ không phải thông tin sai sự thật nhưng không chịu cải chính và xin lỗi mà “đọc lại cho rõ”, “nói lại cho rõ”. Cho nên ở khía cạnh nào đó, làm báo ở Mỹ khó khăn phức tạp hơn nhiều.
Rõ ràng là, nếu như “ở Ba Lan, cứ 2 người có 3 ý kiến khác nhau”, thì ở Mỹ, vấn đề TDBC cũng không kém phần phức tạp, giữa có hay không có TDBC, và có ở mức độ nào về quyền TDBC và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Không thể chối bỏ rằng ở Mỹ có TDBC, nhưng TDBC ấy không như nhiều người lầm tưởng, mà nó luôn bị quyền lực chính trị và sức mạnh đồng đôla chi phối, điều chỉnh và lũng đoạn.
Nếu như ở Mỹ, công dân có quyền dùng súng; và không ít trường hợp ngưới ta sử dụng quyền ấy để xả súng giết chết hàng chục người một lúc; thì chính quyền Mỹ cũng như các tập đoàn truyền thông siêu quốc gia cũng tha hồ tự do dùng quyền lực và tiền bạc chi phối, lũng đoạn TDBC vì lợi ích nhóm, chứ không vì lợi ích nhân dân Mỹ, mà thường được nhân danh vì lợi ích nước Mỹ.
Như vậy, nguyên lý cơ bản mà Các Mác đã nêu ra cách đây hơn trăm năm, rằng không nên bàn đến có hay không có TDBC; TDBC bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì, vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vì trong xã hội có giai cấp và còn sự khác biệt về lợi ích nhóm, báo chí luôn thuộc về một giai cấp nhất định, thậm chí thuộc về một nhóm người nắm giữ quyền lực chính trị hoặc kinh tế – tài chính. Bởi vì việc giao tiếp, trao đổi, chia sẻ và truyền bá thông tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng luôn luôn và chủ yếu nhằm thực hiện mục đích –lợi ích nào đó, trước hết là mục đích và lợi ích chính trị hay lợi nhuận. Mà chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, như V.I. Lê-nin đã khẳng định.
https://vitoquocvietnam.wordpress.com/2014/06/26/tu-do-bao-chi-kieu-my-the-nay-d-phai-tu-do/
NGƯỜI KHUYẾT TẬT, VIETJET-AIR VÀ LŨ THỐI MỒM
Khoai@
Từ chuyện bác sĩ Quyết, chuyệncây xanh Hà Nội, chuyện học trò hút shisha, chuyện tình yêu người mù hát trên tivi, cho đến chuyệnVietjet từ chối vận chuyển hành khách là người khuyết tật, tất cả đều nói lên một điều: Đó là sự bịa đặt đến tởm nôn của lũ phóng viên thối mồm, hạ cấp. Entry sau của chị Mượt sẽ khái quát về vấn đề này:
Chị Mượt sinh ra đúng thời buổi bao cấp đói kém, cơm độn bo bo, cá gỗ treo lên chép miệng ăn dè, tíc kê đít quần như hai cái ti vi, sân đình chùa dùng làm nơi họp nghị quyết, chui vào nhà thờ đánh đáo chơi bi, nên khi lớn nhơn nhơn coi chuyện thánh thần, thượng đế chỉ là chuyện hư cấu vui đùa. Cũng vì lẽ đó, nhiều lần bị người lớn mắng mỏ là kẻ vô thần.
Khi biết đọc biết viết, vô tình đọc được một cuốn sách, trong đó tác giả tuyên bố công khai tại Vatican trước mặt Đức Giáo hoàng về việc Thượng đế không phải là kẻ sinh ra và dĩ nhiên là chẳng có việc đếch gì làm ở cõi nhân gian. Chị bỗng tò mò và tìm hiểu về nhân vật này. Đó là Stephen Hawking, lúc này đã được biết đến là nhà bác học lừng danh thế giới về Vũ trụ và Thiên văn học.
Các công trình nghiên cứu, tác phẩm và những cuộc tranh cãi của Stephen Hawking khiến thế giới tốn rất nhiều giấy mực, cuốn "Lược sử thời gian" được ông và cộng sự xuất bản lên đến gần 10 triệu bản và in bằng 40 thứ tiếng. Cuốn sách khoa học dành cho những người không chuyên này được đánh giá bán chạy chỉ đứng sau Kinh Thánh và một số vở kịch của Shakespeare.
Đặc biệt, ông là một người tàn tật với hình ảnh một cơ thể da bọc xương, toàn thân tê liệt, gắn vào chiếc xe lăn, cổ ngoẹo về một phía và chỉ cử động được hai ngón tay của bàn tay trái. Mới nhìn vãi cả đái. Hihi.
Thời gian đầu bệnh tật, ông tuyệt đối không chấp nhận sự giúp đỡ hay nhượng bộ bất kì ai vì sự tàn tật của mình. Ông thích được người khác xem "Trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và, trong mọi cách mà nó đáng kể, một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh". (wiki)
Ít người biết rằng, mặc dù tàn phế nhưng ông hoàn toàn không ủng hộ những ưu đãi dành cho người tàn tật. Ông coi đó là sự bất bình đẳng giống phân biệt chủng tộc giữa các màu da. Có lẽ vì thế, ông luôn cố gắng và những thành công của ông khó người bình thường nào có thể đạt được.
Sau khi tìm hiểu về ông, những "lỗ đen", thiên hà, ánh sáng hay các vì sao chui mẹ qua đường ruột chị ra ngoài hết và đọng lại duy nhất một điều: Bất kì người tàn tật nào, điều mong muốn nhất là được mọi người nhìn nhận và đối xử như những người bình thường. Họ rất sợ sự thương hại của cộng đồng. Trừ khi, họ dùng chính lòng tự trọng và thân thể tật nguyền của họ để vụ lợi. Đó lại là một câu chuyện khác.
Trở lại câu chuyện VJ Air từ chối phục vụ một người tật nguyền đang gây xôn xao dư luận mấy hôm nay, về nguyên tắc VJ có lẽ không sai, về người phụ nữ tật nguyền có lẽ cũng chỉ là sơ xuất. Nhưng rất tiếc, trong một xã hội mà người ta luôn tỏ ra nhân ái với những kẻ thiệt thòi bất biết lí lẽ và luôn căm ghét kẻ giàu có và lũ quan lại, thì rõ ràng sự tật nguyền chỉ làm cái cớ để chửi rủa hãng hàng không kia.
Muốn thực sự giúp đỡ người tật nguyền, trước hết hãy coi họ là những người bình thường, sau đó tìm giải pháp để giúp họ hoà nhập với các hoạt động đời sống hàng ngày. Chứ mượn họ để chửi rủa, các quý cô chỉ càng làm họ thêm đau khổ mà thôi.
Nhân ái cái lồn gì kiểu đấy. Phỏng các quý cô có tâm hồn tật nguyền?
# Mượt
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
THÓI HƯ, TẬT XẤU...
Nói đến những phẩm chất tốt, thói hư tật xấu của người Việt thì không thể bỏ qua bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia và dân tộc được hình thành bởi 2 yếu cơ bản đó là môi trường sống và loại hình kinh tế.
Loại hình kinh tế VN qua hàng nghìn năm vẫn là một nền nông nghiệp lúa nước, sản xuất nhỏ, cá thể, lạc hậu, kinh tế tự cấp, tự túc. Quen lối sống trong tĩnh, không trọng động, sợ xáo trộn và đổi mới. Trọng tình hơn trọng lý, không có thói quen tuân thủ pháp luật. Ưa nhịp sống chậm, tạo nên lối làm việc tùy tiện, giờ "cao su". Con cò phải bay lả bay la chứ không bay một phát vút ra cánh đồng. Đáng lẽ hôm nay đi cày mảnh ruộng cho kịp gieo cấy, nhưng có quan anh nào rủ đi oánh nhắm thì việc cầy bỏ đó, đi đánh chén cái đã, mai cày.
Công bằng mà nói, loại hình kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp cũng có những ưu điểm hình thành trong nét sinh hoạt của cộng đồng người Việt như tính tự chủ của làng xã, tinh thần độc lập, đoàn kết dân tộc. Song loại hình kinh tế đó đã sản sinh ra không ít những thói hư tật xấu bè phái, cục bộ địa phương chủ nghĩa, gia trưởng (mất dân chủ), tư hữu, bảo thủ, dựa dẫm, đố kỵ và cào bằng...
Song 2 yếu tố chính hiện nay đã làm trì chệ sự phát triển đất nước đó là: Thói quen tư hữu và tư duy nhiệm kỳ.
- Thói tư hữu là bản chất của nền sx nhỏ, cá thể.Nó chưa quan quá trình cải tạo bằng phương thức sản xuất mới. Bước vào nền kt thị trường với quyền tự chủ rộng rãi của các cơ quan, xí nghiệp, quyền hành được giao nhiều, tài sản trong tay rất lớn.
Thói tư hữu vốn còn nguyên vẹn của nền sx cũ khi gặp mảnh đất quá màu mỡ nên nó phát tác tối đa. Đua nhau vơ vét tiền của, đất đai... của Nhà nước, của nhân dân như lẽ tự nhiên, một "triết lí sống" của nạn tham nhũng.
- Tư duy nhiệm kỳ: Tư duy của nền sx nông nghiệp lúa nước là "tư duy mùa vụ". Phải gieo trồng, thu hoạch kịp mùa vụ. Khi chuyển sang thời kỳ mới nó đã biến tướng thành "tư duy nhiệm kỳ". Không ít các quan chức coi nhiệm kỳ như một thời cơ để "thu hoạch" vốn đầu tư". Tuy nhiên cũng có người muốn làm gì đó để cho dân cho nước và dấu ấn cho hậu thế, nhưng số người có tư duy đó không nhiều.
Tựu chung lại, thói hư tật xấu chủ yếu do loại hình kinh tế nảy sinh. Muốn cải tạo thì cần có một loại hình kinh tế mới thay thế. Cái lò luyện hữu hiệu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra tư duy, thói quen và phong cách công nghiệp. Song để làm được điều đó không phải chuyện của một sớm một chiều và dựa vào những cái cồng hay sst chém gió của mấy quan anh húng chó dặt Lừa, chửi cộng đồng như rửa đít.
* Đkm... Chị khinh. Ký mẹ tên luôn: Đoành - Troạch Thị Đoành
NHÂN VIÊN VIETJET AIR LÀ NẠN NHÂN CỦA TRUYỀN THÔNG?
Nhân viên VJA – Nạn nhân của mạng xã hội?
By Võ Khánh LinhApril 5, 2015 07:31
Hãng hàng không Vietjet đã quyết định đình chỉ công việc đối với nhân viên- người đã trực tiếp làm việc với cô Nguyễn Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Nghị Lực Sống. Khi nhìn vào đoạn clip trao đổi giữa anh nhân viên này với cô Vân, cũng như với cô bạn đi cùng Vân, tôi đã rất thán phục vì sự nhã nhặn, tận tâm, chịu khó giải thích tận tình cho khách hàng hiểu. Không những thế, anh còn cho thấy rất thông cảm với những bức xúc của chị Vân và cô bạn đi cùng. Mọi người ắt hẳn sẽ đồng ý với tôi, anh nhân viên ấy không có lỗi gì cả. Lỗi ấy, nếu có thì chỉ là từ công ty Vietjet. Vậy nhưng, anh ấy vẫn bị đình chỉ công việc, và có thể để xoa dịu dư luận, Vietjet sẽ đuổi việc anh ấy.
Vietjet trong lần trả lời báo chí về vụ việc trên họ cho biết: “do chị Vân không đặt trước dịch vụ theo như quy định, nhân viên sân bay phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về nhân lực và trang thiết bị hỗ trợ tại thời điểm phục vụ chuyến bay để quyết định có thể hỗ trợ cho khách hay không trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cao nhất cho hành khách cũng như cả chuyến bay.”
Không những thế, trong clip được quay lại tại phi trường Đà Nẵng, anh nhân viên nói trên còn nói rằng, theo quy định của công ty, đối với những trường hợp khuyết tật nặng như chị Vân, tức là không thể đi lại trong cabin phi cơ, họ có quyền 100% từ chối vận chuyển. Anh nhân viên này cũng đã nói rõ là sẽ hoàn lại 100% vé mà chị Vân đã mua ban đầu. Vậy nhưng, Vietjet vẫn đình chỉ công việc của anh ấy vì áp lực từ mạng xã hội, báo chí đem đến.
Ở đây, ta thấy rõ một điều, thay vì quay sang chỉ trích công ty Vietjet (nếu họ sai), thì nhiều người đã chuyển hướng chỉ trích anh nhân viên dễ thương kia. Thay vì coi thử phía chị Vân đã đặt dịch vụ trước 48h đối với người khuyết tật nặng, thì họ đã vội kêu gọi tẩy chay Vietjet. Chúng ta đừng quên, giữa chị Vân với Vietjet là mối quan hệ mua-bán. Người mua có quyền mua, nhưng không thể buộc người bán phải bán cái mà họ không có. Ở phi trường Nội bài có ống lồng và việc vận chuyển chị Vân được diễn ra suôn sẻ, nhưng ở Đà Nẵng thì không có. Nếu không có, tức là không bảo đảm an toàn cho hành khách, làm sao anh nhân viên trên dám tiếp nhận hành khách như chị Vân. Lỡ may có chuyện gì xảy ra, anh ấy không thể nào gánh hết được trách nhiệm. Chỉ mới từ chối vận chuyển để bảo đảm an toàn cho hành khách, nhưng anh ấy đã bị đình chỉ công việc, nếu xảy ra điều gì nặng nề hơn, có khi anh ấy chỉ còn có thể ngồi đếm kiến.
Chúng ta tôn trọng người khuyết tật, chúng ta thương cảm, dành cho họ những điều ưu tiên để miễn làm sao bù đắp những mất mát của họ trong cuộc đời này. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa rằng, chúng ta hành xử theo cảm tính, để cảm tính dẫn dắt mà không cần biết đến đúng-sai. Việc Vietjet từ chối vận chuyển chị trong ngày 15,16/4 đã cho thấy rằng, họ không có dịch vụ vận chuyển đối với những hành khách bị khuyết tật nặng, vì họ là hãng hàng không giá rẻ. Nếu muốn được những dịch vụ ấy, chị Vân phải thiệt thòi chút nữa, là bỏ thêm ít tiền. Cũng đành chịu thôi, vì chị Vân cần nhiều dịch vụ hơn những hành khách khác. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại trong clip do chị Vân cung cấp, anh nhân viên Vietjet đã nói đúng quy định của công ty không có điều đó. Sẽ không hề có chuyện hãng hàng không nào cũng như Vietjet, vì vẫn có những hãng hàng không cao cấp, như Vietnam Airlines chẳng hạn. Vậy nhưng, anh nhân viên kia vẫn bị đình chỉ công việc.
Mạng xã hội tốt đó, chúng ta dùng nó để đòi công bằng, đòi quyền lợi cho chúng ta, đòi những thứ mà đã bị tước đoạt, nhưng chúng ta đừng dùng nó để biến một vài cá nhân trở thành nạn nhân của nó. Ở đây là anh nhân viên rất lịch thiệp, nhã nhặn, tận tâm nói trên.
FB Ngô Thanh Tú
CÂU TRẢ LỜI CỦA TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA ĐÂU
Khoai@
Cách đây không lâu, đám báo chí bất lương cố gài bẫy để hỏi tướng Nguyễn Đức Chung một câu, rằng "sự xuất hiện của nhóm thanh niên mặc áo đỏ in logo giống của công an có dòng chữ "DLV" ngăn cản hoạt động của một số người dân, tưởng niệm các liệt sĩ hôm 14/3/2015 trước tượng đài Lý Thái Tổ là ai?". Biết được ý đồ của đám này, vị tướng trả lời: "nhóm người này không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo".
Ông cũng nhận định: "có thể đó là "lực lượng tự phát", công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ "thông tin tới báo chí".
Chộp được câu trả lời này, đám dân chủ giả cầy cùng đám báo chí bất lương hí hửng ra mặt, và liên tục tung lên mạng những bài viết có ý "dìm hàng" lực lượng có tên "DLV". Thậm chí, trong buổi tuần hành "vì cây xanh Hà Nội", đám này còn cho người đóng giả làm "DLV" diễn trò bậy bạ, rồi quay phim, chụp ảnh và viết bài tung lên mạng nhằm gây khó cho chính quyền (vì chúng nghĩ "DLV" là của chính quyền). Những luận điệu thâm độc của chúng đã ngay lập tức phát tác, và không ít người dân đã dính bẫy, trong đó không thiếu những người đang khoác trên mình chiếc áo trí thức, và nhà báo. Chính báo PetroTime, báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng dính bẫy này và ngay sau khi hiểu rõ bản chất đã phải vội vã rút bài.
Đã không ít lần đám bất lương khoái trá vì nghĩ câu trả lời của tướng Chung là hớ hênh, gây bất lợi cho những người mà chúng cho là Dư Luận Viên. Say mê với "chiến thắng" , chúng "được đà lấn tới", và đã bộc lộ rõ sai lầm.
Có một điều cần phải nói, chính câu trả lời của tướng Chung đã thể hiện bản lĩnh của ông trước áp lực và đòn bẩn của báo chí, nhưng mặt khác nó cho ông và các đồng nghiệp cơ hội tìm ra những kẻ chống phá nhà nước núp bóng báo chí và núp bóng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền"...
Nhờ câu trả lời của tướng Chung mà một số phóng viên đã lộ mặt là những con kền kền ăn xác thối, hoặc đã lộ rõ bản chất cơ hội chính trị, thậm chí đã lộ rõ từ đâu chui vào.
Nhờ câu trả lời của tướng Chung mà tình trạng yếu kém của báo chí được chứng minh, từ khâu viết bài, đến khâu kiểm duyệt, và đặc biệt là trình độ nhận thức, quan điểm chính trị của từng PV cũng đã được làm rõ.
Nhờ câu trả lời của tướng Chung mà những kẻ giả danh tưởng niệm các liệt sĩ cũng đã bị lột mặt nạ để người dân biết rõ đó mới chính là những kẻ phá hoại.
Cũng nhờ câu trả lời ấy, một làn sóng "bóc trần sự thật" đã trào dâng trên các trang mạng xã hội, và thông qua làn sóng ấy, những chi tiết liên quan đến việc "xác minh, làm rõ vấn đề" đã được những người dân cung cấp.
Với người viết, nhờ câu nói của tướng Chung mà biết được những kẻ phá hoại giả danh yêu nước ấy chỉ là thiểu số và chúng sống được là nhờ những đồng tiền dơ bẩn kiếm được từ đám vong nô phản quốc đang ở nước ngoài.
Và hôm nay, những gì chúng ta thấy sau đây sẽ là những minh chứng cho lời hứa "xác minh làm rõ vấn đề" mà báo chí yêu cầu:
Có lẽ 05 Giấy triệu tập của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận Hoàn Kiếm để làm rõ các vấn đề xảy ra tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm 14/3/2015 và chứng kiến lời nói của số người mặc áo in chữ "DLV" đã NÓI lên tất cả.
Thế mới biết, câu trả lời của một vị tướng là không phải dạng vừa đâu.
******************
Mời tham khảo bài: Không phân biệt được chính tà thì giáo dục được ai.
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/03/khong-phan-biet-uoc-chinh-ta-thi-giao.html
Vụ BS Quyết: VÈ BÁO CHÍ
Duong Tieu
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè báo chí:
Có ông bác sĩ
Vừa mổ tử cung
Vừa ngó mông lung
Nhỡ cháu nhấn nút
Với người cầm bút
Ông rất khẽ khàng
Pha chút hoang mang
Do hay bị tẩn
Cho nên dù bận
Từ chối mổ rồi
Lo đứng lo ngồi
Vì sợ lên báo
Bây chừ láo nháo
Toàn cháo hơn cơm
Nghề báo ít thơm
Mà tuyền tiếng thối
Anh em bối rối:
"Đã dọa ai đâu"
Nhưng mấy trẻ trâu
Suốt ngày rút thẻ
Lên giọng hoạnh họe
Nhà báo nhà đài
Nếu đếch có tài
Sẽ vào nhà xác
...
Nháo nha nháo nhác
Cái chuyện u nang
Của một cô Tr.
hình như nhà báo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)