Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

VOA VÀ LÊ QUỐC QUÂN: CẶP ĐÔI CỦA NHỮNG KẺ BẤT LƯƠNG

Dư  Luận viên LâmTrực@

Vẫn giáo án cũ mèm là sử dụng Lê Quốc Quân như một con cờ chính trị nhằm bôi nhọ hình ảnh nhân quyền Việt Nam, VOA vừa cho đăng bài của Nguyễn Phục Hưng với nhan đề: Người Việt nghĩ gì sau phiên tòa xử Lê Quốc Quân?

Trước tiên cần phải thấy rằng, vụ án Lê Quốc Quân không phải hay ít nhất chưa phải là một vụ án chính trị, và càng không có bất cứ điều gì liên quan đến nhân quyền ở đây. Nó, tức vụ án đó chỉ đơn thuần là một vụ án kinh tế. 

Trong vụ này, Lê Quốc Quân là một tên tội phạm kinh tế điển hình với tội trốn thuế. Kết quả phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân đã khép lại với bản án 30 tháng tù giam; truy nộp 645.225.197 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn; phạt 1.290.450.394 đồng tiền thuế đã trốn đối với Công ty TNHH giải pháp Việt Nam. Nhiều người dân Việt Nam còn cho rằng, đó là mức án quá nhẹ so với tội trạng của Lê Quốc Quân. Vậy nên, trong phiên tòa này không có lấy dù chỉ một dòng nào nói đến động cơ chính trị của Lê Quốc Quân.

Các ông bà ở VOA hay tác giả Nguyễn Phục Hưng có thể đưa ra bằng chứng nào liên quan đến yếu tố chính trị trong phiên tòa này không? Hỏi là hỏi thế, chứ các vị có mang kính lúp ra soi cũng không tìm thấy. Vậy mà cứ mở miệng là gắn Lê Quốc Quân với nhân quyền, dân chủ. 

Thử hỏi, biết bao kẻ trốn thuế bị tuyên phạt sao các vị không lên tiếng? Câu trả lời không khó, vì những tên tội phạm kia không có giá trị sử dụng, đúng không? Nếu đã vậy thì nhân quyền, công bằng của các vị ở chỗ nào khi mà các vị đối xử với phương châm "kẻ kinh người trọng"?

Thứ nữa, tác giả Nguyễn Phục Hưng giật tít bài là người Việt nghĩ gì về phiên tòa xử Lê Quốc Quân là tiếm danh người Việt. 

Kiểu giật tít đó nói lên đạo đức dưới lưng quần của các phóng viên VOA. Làm nghề báo, các vị biết rõ là cần phải trung thực, không được tiếm danh, giả mạo chứng cứ, nhưng tại sao và động cơ nào khiến các vị lạm ngôn và cho rằng người Việt đã có những đánh giá về phiên tòa như các vị dẫn ra? Xin hỏi, đó là người Việt nào vậy? Mời các vị đến Việt Nam, hỏi bà hàng cá, hỏi anh công nhân, thậm chí hỏi ngay các giáo dân xem họ có nghĩ như các vị không? 

Rõ ràng, chính các vị đang tìm cách chính trị hóa một phiên tòa kinh tế thành phiên tòa chính trị để phục vụ mưu đồ đen tối và bẩn thỉu của mình. Người Việt chân chính coi đó là một thủ đoạn hèn hạ.

Thứ ba, bài báo còn dẫn ra những phát biểu của những kẻ mà trước đây ở Việt Nam họ chỉ là đám lưu manh, trộm cắp rằng: "Việt Nam chưa bao giờ thực sự tôn trọng nhân quyền". Vậy theo các vị thì phải phóng thích tên tội phạm kinh tế Lê Quốc Quân mới là nhân quyền ư? Vậy ai sẽ bảo vệ người dân bị móc túi thông qua trốn thuế?

Cũng trên bài báo này, tác giả cố gắng lèo lái để gắn vụ xét xử Lê Quốc Quân với vấn đề tôn giáo bằng cách trích dẫn lời nói của ông Nguyễn Cương nào đó rằng: “Thực tế ở trong nước thì vấn đề nhân quyền gần như không bao giờ có, cũng như họ luôn luôn đàn áp tôn giáo mà bây giờ ai cũng thấy được, nhất là đối với GHPGVNTN, là họ đàn áp như vậy, họ giam giữ các vị lãnh đạo như là tăng thống như thế, thì thế nào gọi là tôn trọng nhân quyền?". Xin thưa, thủ đoạn này của các vị cũng đã xưa và hủ lậu lắm rồi, nó chỉ có thể lừa phỉnh được đám cừu bại não mà thôi. Thực tế là phiên tòa này không liên quan gì đến tôn giáo. Tòa án Hà Nội chỉ xét xử công dân Việt Nam phạm tội chứ không hề xét xử một tín đồ tôn giáo nào cả, việc nhà chúa thì chúa lo các vị ạ.

Tiện đây cũng nói thêm để các vị rõ, Lê Quốc Quân với tư cách là một con chiên của chúa nhưng chính anh ta đã bôi bẩn hình ảnh chúa Jesus và xấu đi hình ảnh của Thiên Chúa trong con mắt người dân. So sánh với 10 điều răn của Chúa, Lê Quốc Quân đã phạm tới 3 điều: 
  • Điều răn thứ bảy: Không được trộm cắp. Ở đây, trốn thuế về bản chất chính là ăn cắp. Ăn cắp tiền thuế của nhà nước chính là ăn cắp tiền thuế của người dân đóng góp.
  • Điều răn thứ tám: Không được làm chứng dối. Điều này đòi hỏi Lê Quốc Quân phải trung thực, nhưng thực tế thì ngược lại. Anh ta đã man trá, sử dụng giấy tờ khống, giả mạo để trốn thuế; vu khống và bôi nhọ cơ quan điều tra. Hành vi này đã đi ngược hoàn toàn lời răn của chúa Jesus.
  • Điều răn thứ mười: Không được ham muốn tài sản người khác. Ðiều răn này buộc con chiên phải có thái độ tôn trọng tài sản của kẻ khác; cấm tham lam và ham muốn bất chính tài sản của người khác. Thực tế thì sao? Lê Quốc Quân không chỉ ăn cắp tiền thuế của nhân dân đóng góp, mà còn ăn cắp ngay cả những đồng tiền mà giáo dân đóng góp cho cái gọi là cố vấn pháp lý cho giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên, những hành vi gian dối nhập nhèm trong sử dụng tiền của giáo dân đóng góp đã chưa bị lên án. Thông tin động trời nhất từ giới luật sư, có kiểm định qua nguồn tin cậy từ cơ quan điều tra thì chỉ trong 2 năm (2008, 2009) đã có 66 công ty từ nước ngoài chuyển vào hai tài khoản của Quân và Quyết một lượng tiền có giá trị đến hơn 80 tỉ VN đồng. Tài liệu này được trích lục trong hồ sơ vụ án (kèm theo lời hứa sẽ cho ảnh bằng chứng). Giới luật sư được tiếp xúc với hồ sơ điều tra cũng nói rằng, có một bản kê đến hơn 30 tỉ đồng để mua 9 món tài sản như đất đai, nhà cửa, ô tô… đứng tên mẹ, em gái, em trai của Quân.
Thiết nghĩ, những phân tích ở trên đã mô tả khá rõ bức tranh hiện thực về chân dung Lê Quốc Quân, một con người cả đạo lẫn đời đều có thể xếp vào dạng bất hảo. Vậy tại sao các vị lại cố bám víu kiểu vơ bèo bọt tép vào Lê Quốc Quân để chính trị hóa một phiên tòa kinh tế đơn thuần? Câu trả lời nằm ở cái tâm địa đen tối của đám zân chủ bất lương và của chính VOA.

Tác giả Nguyễn Phục Hưng và VOA đang tự xếp mình vào dạng bất hảo đấy!

TỔNG GIÁM ĐỐC GẠCH MEN ĐÔNG Á QUẬY TƯNG TẠI SÂN BAY

Bài trên Người Lao động: Không được ngồi gần vợ, TGĐ đánh an ninh sân bay, xé vé người khác

Không được ngồi gần vợ trên máy bay, 1 hành khách là Tổng giám đốc đã lớn tiếng chửi bới, bẻ tấm ghi bảng tên ném vào người nhân viên đang làm thủ tục check in, tiếp đó đánh vào mặt 1 cán bộ an ninh, đập điện thoại 1 nhân viên an ninh và xé vé của 2 hành khách khác.

Chiều nay 27-2, tin từ Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vừa diễn ra một vụ gây rối trật tự công cộng khiến lực lượng an ninh phải bàn giao đối tượng gây rối cho công an phường 2, quận Tân Bình, TP HCM xử lý.

Sự việc diễn ra tại khu vực quầy làm thủ tục check in của hãng hàng không Vietnam Airlines ở Nhà ga Đi nội địa, sân bay Tân Sơn Nhất. Khi làm thủ tục lên máy bay cho 2 hành khách có chỗ trên chuyến bay VN7362 từ TP HCM đi Cam Ranh, nhân viên mặt đất được đề nghị bố trí cho 2 chỗ ngồi gần nhau vì đây là một cặp vợ chồng.

Tại thời điểm đó, rất nhiều hành khách của chuyến bay VN7362 đã làm xong thủ tục check in nên lúc đó trên máy bay không có 2 chỗ ngồi gần nhau còn trống, trừ vị trí gần cửa thoát hiểm.

Tuy nhiên, nhân viên mặt đất phát hiện người chồng có hơi men, hỏi lại người vợ cũng công nhận chồng mình có uống rượu trước khi ra sân bay nên nhân viên mặt đất từ chối bố trí cho cặp vợ chồng hành khách này ngồi vào 2 ghế gần cửa thoát hiểm. Đồng thời giải thích cho hành khách về quy định của ngành và nguyên nhân không được ngồi gần nhau trên chuyến bay.

Không được đáp ứng yêu cầu, nam hành khách là Trần Thanh H. lớn tiếng chửi bới, bẻ tấm ghi bảng tên đặt trên mặt quầy ném vào người nhân viên đang làm thủ tục check in.

Thấy sự việc ầm ĩ, nhân viên an ninh sân bay đến can thiệp nhưng ông H. còn đánh vào mặt một cán bộ mặc sắc phục an ninh và đập điện thoại của một nhân viên an ninh khác. Chưa hết, ông H. còn xé vé của 2 hành khách đang xếp hàng chờ làm thủ tục lên máy bay sau mình.

Lực lượng an ninh sân bay đã khống chế ông H. đưa về Cảng vụ lập biên bản và bàn giao cho Công an Phường 2, Quận Tân Bình xử lý vì đây là vụ việc gây rối trật tự công cộng, vượt ngoài thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ Hàng không miền Nam.

Tại cơ quan chức năng, ông H. cho biết mình là Tổng giám đốc công ty Gạch men Đông Nam Á.

Theo quy định của ngành hàng không toàn cầu, cửa thoát hiểm trên máy bay chỉ được mở trong trường hợp khẩn cấp.

Trên những chiếc máy bay thân lớn đều có ghế ngồi dành cho tiếp viên tại khu vực cửa thoát hiểm để chịu trách nhiệm tại cửa thoát hiểm đó nhưng ở máy bay thân nhỏ, ít chỗ ngồi thì chỉ được bố trí cho những hành khách khỏe mạnh, không có hơi men ngồi gần để có thể hợp tác với tổ bay trong trường hợp khẩn nguy.

Tin - ảnh: Tô Hà

LẠNG SƠN: BÉ GÁI 9 TUỔI BỊ 2 NGƯỜI TRUNG QUỐC CHẶT ĐẦU MAN RỢ

Sơn Bi: Bọn Tàu Khựa khốn nạn. Việc làm vô nhân đạo đến thế này mà chúng nó cũng có thể làm.

--------------

Hai người Trung Quốc đã chặt đầu một cháu bé học lớp 4 sau khi không tìm được bố cháu bé.

Vụ án mạng man rợn xảy ra vào khoảng 13h ngày 26/02 tại thôn Nà Ao, xã Đề Thám (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) khiến 1 cháu bé 9 tuổi (học lớp 4) thiệt mạng.

Theo thông tin ban đầu, hung thủ là 2 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc. Nguyên nhân xảy ra vụ án mạng là do mâu thuẫn trong làm ăn của bố cháu bé và hung thủ.

Sau nhiều lần sang Việt Nam đòi nợ nhưng bố cháu bé trốn nên hung thủ đã ra tay sát hại dã man cháu bé 9 tuổi bằng cách chặt đầu.

Hiện 2 đối tượng đang được giam giữ tại UBND xã Bắc La, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Nhận được tin của quần chúng nhân dân, Công an huyện Tràng Định kết hợp với Công an huyện Văn Lãng đã truy lùng kẻ thủ ác.

Sau nhiều giờ truy bắt thì đến 14h hôm nay (27/2), 2 đối tượng đã bị Công an huyện Văn Lãng bắt tại thôn Hát Lốc, xã Bắc La, huyện Văn Lãng. Hiện 2 đối tượng đang được giam giữ tại UBND xã Bắc La, huyện Văn Lãng.

Danh tính 2 kẻ thủ ác vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ.

PHILIPPINESE ĐỀ NGHỊ VIỆT NAM VÀ MALAYSIA CÙNG KHIẾU NẠI/KIỆN TRUNG QUỐC

Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan tới tranh chấp tham gia khiếu nại pháp lý đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Trong một bước đi táo bạo vào tháng 1.2013, Philippines đã quyết định đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines từ tháng 4.2012.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ mọi cáo buộc pháp lý của Philippines. Theo yêu cầu của tòa án, Philippines sẽ phải trình bày các lập luận pháp lý và chứng cứ của mình vào ngày 30.3 sắp tới.

Theo ông Francis Jardeleza, Trưởng đoàn, Tổng luật sư Philippines, Việt Nam, Malaysia và 2 quốc gia khác có thể tham gia vụ kiện hoặc tự mình đứng ra khiếu nại.

Ông Jardeleza nói đây là cơ hội duy nhất để các nước nhỏ có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc là sử dụng luật pháp quốc tế. "Chúng ta ở đây là để chứng minh, trên quan điểm luật pháp quốc tế, mọi hành động và tuyên bố của Trung Quốc đều vô hiệu”.

Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Philippines có các vùng biển tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau trên khu vực biển Đông. Điều này thường gây ra các cuộc đối đầu nguy hiểm, gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình khu vực.

Theo giáo sư luật Raul Pangalangan, Philippines muốn Trung Quốc giải thích các giới hạn và cơ sở của việc tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển chiếm tới 80% diện tích biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc dường như không thích giải quyết tranh chấp theo hướng đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chuộng hình thức đàm phán song phương, nơi sức mạnh và ảnh hưởng sẽ giúp nước này chiếm thế thượng phong.

Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Trong đơn khiếu nại của mình, Philippines liệt kê một loạt các hành động “hung hăng” của Trung Quốc, bao gồm cả việc nổ súng xua đuổi tàu ngư dân Philippines khỏi bãi cạn Scarborough ngày 27.1.

Ngay sau khi Manila lên tiếng phản đối và chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận trên biển Đông".

Bảo Duy (Theo The Gazette)

ĐUA NHAU TỰ NHẬN VÔ VĂN HÓA GIAO THÔNG

(VTC News) – Không chỉ người Việt thi nhau nhận mình "vô văn hóa giao thông" mà có cả một số người nước ngoài đến Việt Nam cũng "bắt chước" vi phạm luật.

Ngay sau khi VTC News đăng loạt bài đề cập đến những bất cập trong văn hóa giao thông hàng ngày trên đường phố của người dân cả nước, trong đó có TP.HCM, chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, những người thực thi công vụ xung quanh vấn đề này.
Vắng CSGT là thi nhau phạm luật

Đại diện lãnh đạo Đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67) cho biết, theo sự phân công tuần tra – kiểm soát giao thông của cấp trên, hẻm 153 đường Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh do lực lượng CSGT của Công an quận Bình Thạnh phụ trách, nhưng các tuyến đường bên ngoài, lân cận như Đinh Bộ Lĩnh, Quốc lộ 13 lại do Đội CSGT Hàng Xanh kiểm soát.

Hàng ngày, cả lực lượng CSGT của Đội Hàng Xanh và của Công an quận Bình Thạnh đều có đi tuần tra qua khu vực hẻm 153 đường Quốc lộ 13. Nếu thấy có hành vi đi ngược chiều của người dân, lực lượng CSGT đều có tổ chức xử phạt nghiêm khắc.

Theo một số chiến sĩ CSGT, việc cố tình đi vào đường ngược chiều dù có bảng cấm to đùng thể hiện ý thức tham gia giao thông của người dân còn quá kém (ảnh: N.D)
Tuy nhiên, vì sự phân chia địa bàn còn nhiều bất cập, nên lực lượng CSGT không thể thường trực ở đây để chuyên xử lý vi phạm tại con hẻm này được.

“Khi lực lượng CSGT rút đi, mọi chuyện lại trở nên bình thường. Người dân lại ào ào đi ngược chiều như chưa từng có lệnh cấm. Vấn đề ở đây là ý thức tham gia giao thông của người dân còn quá kém”, một chiến sĩ CSGT thuộc Đội Hàng Xanh khẳng định.
Nhiều chuyên gia tại TP.HCM từng nhận định: Dường như “văn hóa giao thông” đang dần bị lãng quên tại một trong những đô thị văn minh, hiện đại nhất Việt Nam.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, do áp lực của cơ sở hạ tầng dành cho giao thông bị quá tải, cùng với các biện pháp chế tài còn nhiều lỏng lẻo, khiến người dân khó thực hiện "văn hóa giao thông" trong bối cảnh hiện nay.

Không hiểu luật hay coi thường luật?

Trong một cuộc hội thảo về văn hóa giao thông được tổ chức trước đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên – Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã nêu lên một thực trạng khiến nhiều người không khỏi giật mình: Trong một cuộc khảo sát 400 người dân thì có đến hơn 70% khẳng định vi phạm do không nhìn thấy Công an, 55% do làm theo người khác và 54,3% là do vội trong công việc.

“Tất cả thuộc về ý thức, thái độ ứng xử của người tham gia giao thông”, ông Nguyên kết luận.

Nhiều chuyên gia về xã hội học nhận định, do áp lực cơ sở hạ tầng dành cho giao thông bị quá tải, cùng với các biện pháp chế tài còn nhiều lỏng lẻo khiến người dân khó thực hiện "văn hóa giao thông" như bối cảnh hiện nay (ảnh: N.D)

Một thực tế không thể chối cãi tại các con đường ở Sài Gòn là khi đường phố bị ùn ứ, chật chội, chuẩn bị xảy ra nạn kẹt xe là ngay lập tức, người dân bắt đầu leo lên lề đường để đi. Họ di chuyển bằng mọi cách miễn sao thoát khỏi dòng xe cộ đông đúc một cách nhanh nhất.

Ngay cả những người nước ngoài, khi đến với TP.HCM cũng xảy ra tình trạng vi phạm luật giao thông vì... bắt chước người Việt. 

“Tại các quốc gia phát triển như Tokyo (Nhật Bản), họ kiểm soát giao thông bằng cách dùng công nghệ cao như 17.000 camera giám sát, còn ở Việt Nam thì trông vào CSGT, nên...”, ông Nguyên phân tích.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến, quan điểm đi ngược lại nhận định chung. Một chuyên gia tâm lý thuộc trường ĐH Sư Phạm TP.HCM lại cho rằng, khi xảy ra tắc đường, người dân phải tìm cách để di chuyển sao cho hợp lý, miễn là đừng gây khó cho người khác.

Các chuyên gia về giao thông cũng đề nghị cần xem xét lại việc cấp bằng lái xe máy và ô tô như hiện nay. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường Đại học ở TP.HCM, thật bất ngờ khi các chuyên gia nhận được kết quả có đến 60% tổng số sinh viên tham gia khảo sát nói rằng không hiểu biết về luật giao thông, có bằng lái để đối phó. Khoảng 50% sinh viên nói trước và sau khi có bằng lái đều đi giống nhau, không có gì thay đổi.

Đây là lỗi do cơ chế quản lý. Chính từ đây, văn hóa giao thông đang ngày càng trở nên xa lạ với người dân Sài thành, khiến giao thông TP.HCM đã rối loạn, nay lại càng thêm khó quản lý.

Tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn – Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM nêu quan điểm: Những thói quen không tốt trong văn hóa giao thông đã hình thành từ lâu trong người dân Sài Gòn, chủ yếu xuất phát từ sự giáo dục.

Theo Tiến sỹ Sơn, nếu không có chương trình giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường thì đừng mong sẽ có khái niệm văn hóa giao thông trên đường.

Hiện toàn TP.HCM có khoảng gần 2 triệu học sinh – sinh viên học tại hàng ngàn trường phổ thông, đại học, nên việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước, sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh văn hóa giao thông hiện đại trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Việt Dũng

LÊ QUỐC QUÂN, CHUYỆN ĐỘNG TRỜI BÂY GIỜ MỚI BIẾT

Dư luận viên Mõ Làng

Phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân đã khép lại với bản án 30 tháng tù giam; truy nộp 645.225.197 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn; phạt 1.290.450.394 đồng tiền thuế đã trốn đối với Công ty TNHH giải pháp Việt Nam.

Thoát ra khỏi cái mũ “trốn thuế” theo dư luận giới lề trái để xem có dấu hiệu gì khác lạ không. Tìm kiếm, xâu chuỗi các thông tin lại thì thấy cũng có chuyện.

Thông tin động trời nhất từ giới luật sư, có kiểm định qua nguồn tin cậy từ cơ quan điều tra thì chỉ trong 2 năm (2008, 2009) đã có 66 công ty từ nước ngoài chuyển vào hai tài khoản của Quân và Quyết một lượng tiền có giá trị đến hơn 80 tỉ VN đồng. Tài liệu này được trích lục trong hồ sơ vụ án (kèm theo lời hứa sẽ cho ảnh bằng chứng).

Giới luật sư được tiếp xúc với hồ sơ điều tra cũng nói rằng, có một bản kê đến hơn 30 tỉ đồng để mua 9 món tài sản như đất đai, nhà cửa, ô tô… đứng tên mẹ, em gái, em trai của Quân. Mấy cái thứ lần trước lão Tre Làng tiết lộ trên mạng chưa nhằm nhò gì.

Giật mình nghĩ lại, cái công ty có cái tên lạ hoắc, không giải nghĩa được từ tên gọi làm người ta tò mò. Nó làm cái gì nhỉ mà ngót trăm công ty ngoại quốc trả nó hậu thế? Có vẻ nó làm ăn phát đạt lắm. 

Đã vậy, nghe tòa cáo trạng thì công ty giải pháp Việt Nam được thay đổi đăng ký kinh doanh đến 13 lần trong 10 năm hoạt động (2001 – 2012). Vị chi cứ 1 năm thay đổi một lần, để làm gì vậy? Cứ như là hoạt động tình báo ấy.

Lần tìm qua nhiều ngã thông tin thì Công ty giải pháp Việt Nam nó làm cái việc "đánh giá, xếp hạng tín nhiệm" các công ty lớn trong nước. Có nghĩa là, xem xét mức tốt – xấu của các công ty làm ăn kinh tế lớn của VN.

Cái này thì hơi nghi ngờ về cả hoạt động và kết quả vì rằng, để đánh giá được một đơn vị kinh tế thì phải dựa vào số liệu chính thức về vốn liếng, các khoản đầu tư, làm ăn, lỗ lãi... của nó. Số liệu đó chỉ được lưu hành trong một phạm vi hẹp những người có trách nhiệm. Đến cả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, dự toán, quyết toán… để tiếp xúc được với nó phải có tư cách nhất định. Một cái công ty cỏn con vô danh tiểu tốt của Quân (chưa hề có tiếng tăm gì) thì không thể tiếp cận được những thứ đó, lấy gì để đánh giá, xếp hạng.

Lái Gió ngồi bên trời Âu nhận xét thế nay: Nhiều người là bạn bè thân thiết của Quân cũng không biết chức năng công ty Quân làm gì... Vậy mà, “Nhiều năm cần mẫn, làm việc khoa học, tỉ mỉ, Quân có đầy đủ số liệu để đánh giá năng lực của các doanh nghiệp lớn trong nước. Trước đây vài năm , Quân đã dự định phát hành một cuốn sách khái quát đánh giá năng lực doanh nghiệp, một vài ngân hàng lớn bị Quân đánh giá kém. Bây giờ thì thực tế chứng minh đánh giá của Quân đúng đến đâu, tôi vẫn nhớ rằng Viettinbank là một ngân hàng nằm trong số đó”. 

Phét lác đến thế là cùng. Nói thế thì giới chuyên gia kinh tế cười cho thối mũi. Trong nước có vô thiên lũng những viện nghiên cứu, cơ quan quản lý kinh tế. Ngoài nước thì có các công ty xếp hạng quốc tế. Đến Thủ tướng còn bị bất ngờ khi biết tin xấu từ các tổng công ty Nhà nước. Vậy mà Quân như ngồi trong két tiền của họ để phán vậy!

Lại còn chuyện thế này, cũng từ Lái Gió tiết lộ “chuyện đánh giá doanh nghiệp chưa hẳn là chuyện cuối cùng. Lê Quốc Quân còn làm một việc nữa khiến các ông chủ Trung Quốc và Việt Nam rất hận, có thể hận thấu xương tủy.

Một số doanh nghiệp Trung Quốc muốn lừa đảo bảo hiểm quốc tế. Họ ký hợp đồng xuất khẩu một lượng hàng A sang cho công ty X ở Việt Nam. Công ty TQ mang hợp đồng mua bán này để mua bảo hiểm rủi ro quốc tế, trường hợp bên công ty VN không trả tiền thì họ sẽ nhận được tiền bảo hiểm.

Công ty X ở Việt Nam có thể là công ty do ông chủ thực sự người TQ đứng giật dây cho một cá nhân VN hám tiền nào đó đứng tên công ty. Hoặc công ty TQ giao hẹn với công ty X ở VN là sẽ bán cho một số hàng trên giấy tờ, công ty VN không nhận hàng thực sự, không phải trả tiền, trái lại công ty TQ sẽ cho một ít tiền.

Lê Quốc Quân được công ty bảo hiểm quốc tế thuê để tìm hiểu, xác minh có chuyện mua bán này không. Có chuyện hàng hóa đã được giao, và bên mua không trả tiền không.? Tôi đã từng thấy những hồ sơ mà công ty TQ bán cho công ty VN với số tiền đến cả triệu USD ở văn phòng của Lê Quốc Quân”.

Kinh, đúng là lái gió chém gió. Lâu nay mới nghe chuyện các công ty Việt Nam bán chịu hàng cho bên Trung Quốc bị quỵt tiền không tìm ra đối tác, chứ chưa nghe chuyện các công ty Trung Quốc bị Việt Nam quỵt bao giờ. Vụ này có khi công an Trung Quốc thuê Quân làm thì mới phải chứ cái cơ quan cảnh sát Intepol Việt Nam có tư cách pháp nhân hẳn hoi trong đấu tranh với giới tội phạm quốc tế lại không được mời hợp tác mà lại nhờ công ty của Quân để làm gì? Một nhà đấu tranh nhân quyền qua đến hai phiên sơ và chung thẩm sao lại không tung ra cái này nhỉ. Tung nó ra thì chắc sẽ thoát tội gian dối, các công ty bảo hiểm quốc tế sẽ nhào vô can thiệp. Nhà nước Trung Quốc lẫn Việt Nam cũng phải rúng động mà thả Quân ra.

Trở lại vấn đề một số dư luận lề trái nói rằng vụ Lê Quốc Quân không phải là kinh tế mà là chính trị. Người ta đã kinh tế hóa một vấn đề chính trị để trừng phạt Quân. Tôi cũng lờ mờ nhận dạng thấy điều đó, nhưng không đủ cơ sở để kết luận. Lờ mờ nhận ra vì rằng cái công ty vô danh tiểu tốt của Quân lại nhận được một lượng tiền công khủng (80 tỉ) từ nước ngoài chi trả chỉ trong 2 năm (2008 – 2009). Quân không trưng ra được những hợp đồng cụ thể thì khó mà chứng minh tính hợp pháp của nó. Nguồn tiền đó chỉ có từ hai nghi vấn, hoặc là tiền của NED (vì Quân đã có những tiếp xúc với NED) hay Việt Tân (vì Quân là cốt cán của Việt Tân) hoặc là Quân nhận rửa tiền cho giới tội phạm nước ngoài.

Trong lúc giới an ninh Việt Nam rất nhạy cảm với trò nhận tiền của ngoại quốc để hoạt động chống nhà nước, hành vi mờ ám của Quân đã tự treo cổ mình. Hơn nữa, đã làm chính trị thì đừng ham hố và mập mờ về kinh tế. Cái tội lập chứng từ khống để gian lận thuế là tử huyệt của Quân. Ở phiên tòa phúc thẩm quân đã phải thốt lên rằng “Tất cả nhân chứng đều chống lại tôi” là sự thừa nhận thất bại rồi. Dẫu có động cơ chính trị đằng sau việc trừng phạt về kinh tế thì không ai có thể bác bỏ được. Quân chết là xứng đáng.

Đấy chỉ mới là những thông tin về kinh tế. Còn một vài nghi vấn nữa, vì sao giới ngoại giao Mỹ lẫn giới áo thụng đen bất chấp tất cả để cứu Quân vậy? 

Xin khất lần sau trả lời




HÀ NỘI KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN TỐ CÁO THAM NHŨNG

DLV Lục Bình

Sáng 26-2, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình 09-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng(PCTN), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011 - 2015”. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan báo chí trong công tác PCTN, tạo điều kiện cho người dân cung cấp thông tin, tố cáo tội phạm tham nhũng. 

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình 09, tình hình tham nhũng, lãng phí trên địa bàn TP. Hà Nội trong 3 năm qua vẫn diễn biến phức tạp. Các lĩnh vực, như: đầu tư cơ bản, quản lý đất đai, quản lý ngân sách nhà nước đều phát sinh tham nhũng, tội phạm về tham nhũng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng có chức vụ, quyền hạn tìm mọi sơ hở trong quản lý để phạm tội. 

Trong khi đó công tác giám sát để hạn chế tiêu cực tham nhũng dù đã được TP đặc biệt quan tâm nhưng chất lượng giám sát chưa cao. Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức có chức vụ còn suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thậm chí có cán bộ, đảng viên lợi dụng vị trí công tác để trục lợi, nhưng chưa được phát hiện và xử lý. Việc quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cổ phần hóa doanh nghiệp, quản lý y tế, giáo dục còn nhiều sơ hở. Tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai, tài sản công, những dự án để đất hoang hóa nhiều năm gây bức xúc chưa được khắc phục… 

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Chương trình 09 của Thành ủy không chỉ hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn tới thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông trên địa bàn.

Vì vậy, các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động rà soát, triển khai các biện pháp phòng ngừa ở những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; tham mưu, đề xuất hoàn thiện các quy chế về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực quản lý đầu tư, ngân sách, đất đai, quy hoạch, xây dựng, công tác cán bộ… TP sẽ tiếp tục ban hành cơ chế chính sách theo hướng công khai, minh bạch, dễ giám sát góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả. Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, coi trọng công tác thanh tra công vụ hàng năm. Đặc biệt ông Thảo yêu cầu các sở, ban, ngành TP khi nhận được đơn thư tố giác, phản ánh về tiêu cực, tham nhũng phải vào cuộc khẩn trương, điều tra, xác minh kịp thời, chính xác, khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho người dân giám sát tố cáo tội phạm tham nhũng. 

Ông Thảo nhấn mạnh, thời gian tới Hà Nội cần thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm, không xây dựng trụ sở mới, không mua xe ô tô con, cắt giảm những khoản chi không cần thiết, giảm hội họp, hạn chế đi tham quan, học tập ở nước ngoài, tiết kiệm ngân sách dành đầu tư cho phát triển hạ tầng xã hội...

3 năm xử lý kỷ luật 2.573 đảng viên

Trong 3 năm qua, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội và ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra 247 tổ chức đảng và 946 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có 606 trường hợp cấp ủy viên; UBKT các cấp đã kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát 10.004 lượt, tiến hành kiểm tra việc thi hành kỷ luật của 1.294 tổ chức đảng cấp dưới. UBKT các cấp thực hiện công tác giám sát theo chuyên đề đối với 16.272 lượt đảng viên. Cấp ủy và UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 2.573 đảng viên (trong đó nhiều người bị xử lý về hành vi tiêu cực, lợi dụng chức vụ để trục lợi); thi hành kỷ luật đối với 52 tổ chức đảng.

Lục Bình