Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

RFA TIẾNG VIỆT – KẺ THÙ CỦA HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC VIỆT NAM

Nếu bạn lướt qua các bài báo được đăng trên đài RFA Tiếng Việt vào những dịp tháng 4 hàng năm, bạn sẽ chỉ đọc được những dòng chữ u sầu thất vọng về “Ngày Thống Nhất đất nước”, “giải phóng cho ai”, “sau xx năm, đất nước có thực sự được giải phóng”, cho đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn, nhân dân chưa được làm chủ đất nước sau giải phóng đến nay…. Các ý tưởng này được trình bày dưới những cách thức tưởng như rất “khách quan” ghi nhận “phản ứng” của dư luận, nhưng kỳ thực đọc kỹ các bài báo mới thấy chủ trương “phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào” đúng là mộ trò hề lố bịch. Xin trích dẫn một bài ví dụ cụ thể:Bài báo “Biến cố 1975 dưới mắt các Bloggers” ngày 28/4/2011 của phóng viên Thanh Quang vẽ lên quang cảnh đất nước “hỗn loạn, chết chóc đau thương và tủi nhục” của một cựu lính VNCH và sự chia sẻ của 4 blogger khác như ông nhà giáo Nguyễn Thượng Long - từng làm biên tập báo “Tổ quốc” cho tổ chức chống Cộng hải ngoại “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, ông Nguyễn Minh Hoàng – thành viên Việt tân bị kết tội “Hoạt động lật đổ chinh quyền nhân dân”, Lê Diễn Đức – đại diện chống Cộng lâu năm ở hải ngoại…) đả kích, dè bỉu chính sách hòa giải dân tộc là sự “lợi dụng với các “khúc ruột ngàn năm”, đánh tráo tội danh từ “phản động thành yêu nước”, nhấn mạnh bằng câu nói của ông Nguyễn Minh Hoàng (Blogger Phan Kiến Quốc) “Ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”, nên khó mà tìm ra sự đồng thuận”. Với cách đưa tin “một chiều”, tiếm danh blogger nghe có vẻ “khách quan” đó là là thứ văn phong phổ biến khi muốn xuyên tạc chính sách hòa giải dân tộc, khoét sâu mối hận, là vũ khí cho những kẻ cực đoan ở hải ngoại tấn công những ai muốn “trở về quê cha đất Tổ”.

Nhưng bài báo trên còn ghi nhận phóng viên Thanh Quang chịu khó lượm đến 5 ý kiến nhân danh “blogger”, thô thiển gấp bội lần là bài báo “Giới trẻ VN nghĩ gì về quá khứ?” đăng ngày 29/4/2013 của thông tín viên Nhân Khánh thì xuyên suốt cho cụm từ nhân danh “giới trẻ VN” từ đầu đến cuối độc diễn là nhóm người nào đó làm cuốn album “Hòa giải để hy vọng” dưới sự phán xét của Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, tức lúc đó là 41 tuổi, vốn là thành phần chống chính quyền quyết liệt, cực đoan theo Việt tân, từng bị kết án 4 năm tù giam năm 2010 với nhóm treo khẩu hiệu, rải truyền đơn năm 2010, là có danh tính thực sự bình luận về cuốn album “Hòa giải để hy vọng”, cho rằng chính sách hòa giải dân tộc hiện nay là không đáng tin cậy, chỉ có “từ bỏ độc đảng, tôn trọng các cá nhân có ý kiến khác biệt và tôn trọng các đảng phái khác để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam mới” mới có hòa giải thực sự!!! Cụm từ mượn danh “giới trẻ VN” mà RFA phản ánh chỉ có nhóm vài ba anh chị hải ngoại làm ra cuốn album trên, với cách thức mạo danh tiếm danh này thì chắc chắn cụm từ “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đang bị nhóm Phản bác Tuyên bố 258 tố cáo tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam còn phải gọi hàng cụ tổ vì chí ít ra nhóm nọ còn được đến 103 người lận!

Với RFA tiếng Việt, đại diện cộng đồng blogger, giới trẻ VN kia chỉ là loe ngoe vài mống người được phỏng vấn, ghi nhận phải thỏa mãn điều kiện là thành phần đặc biệt như các vị CCCĐ hay con cháu các vị VNCH ở hải ngoại đang “đấu tranh vì dân chủ cho VN”, trong nước phải là những thành phần ít ỏi chống chính quyền trong nước, bị xử lý vì các tội xâm phạm ANQG, nhưng được phù phép mạo danh thành tiếng nói của cộng đồng, thành hẳn lớp người, giai tầng trong xã hội. Phải chăng đây là cách đưa tin “thổi phồng”, “lừa đảo” nhằm dựng lên bức tranh đen tối về Việt Nam sau ngày 30/4/1979, khoét sâu, in hằn mâu thuẫn giữa những người VNCH, con cháu họ với đại đa số nhân dân trong nước, để họ quên đi, từ bỏ hy vọng “hòa giải”, trở về cội nguồn?

Không chỉ mạo danh cộng đồng phá hoại chính sách hòa giải dân tộc, RFA tiếng Việt luôn khai thác chủ đề nhạy cảm trong tâm linh người Việt để chặn/phá con đường trở về cố quốc của người Việt hải ngoại qua hàng loạt bài viết kiểu như Tháng Tư nhìn lại: Nội chiến hay không nội chiến? hay Phân biệt đối xử với cả mộ phần khai thác qua các khu mộ của binh lính VNCH bị “phân biệt đối xử” với các khu mộ của những người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Trong bài báo Tháng Tư nhìn lại: Nội chiến hay không nội chiến? ngày 9/4/2013 của phóng viên Kính Hòa cho rằng hình ảnh nghĩa trang Biên Hòa với “bức tường thủng lổ chổ, … các nấm mồ mọc đầy cỏ dại…các bia mộ bị hư hỏng, và một phần của nghĩa trang bị xâm phạm” được xem như “biểu trưng của những khó khăn cho sự hòa giải sau chiến tranh”. Trong khi đó, cùng chủ đề trên ngày 28/4/2013 của cây viết Uyên Nguyên tường trình từ trong nước, dù cố ý châm chỉa, xuyên tạc việc nghĩa trang này được Nhà nước cho tu bổ, chỉnh trang để đáp ứng nhu cầu thăm quan nhưng ít nhất cũng “phản ánh” được rằng nghĩa trang Biên Hòa “xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ. Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.”.

Thật may là mấy phóng viên RFA này chưa so sánh nghĩa trang Biên Hòa nọ với các nghĩa trang liệt sỹ Bộ đội Cụ Hồ rải khắp đất nước với vô số nơi còn chưa chắc đã được khang trang bằng vì chính quyền và người dân Việt đang bộn bề lo cho cơm áo gạo tiền cho triệu triệu người sống là thương binh, nạn nhân chất độc da cam, những bà mẹ hy sinh các đứa con vì an nguy đất nước…, sao nói đến sự chăm sóc đúng nghĩa với các mộ phần những liệt sỹ hy sinh vì đất nước. Họ chỉ so sánh có “chọn lựa”, chỉ cần làm sao nổi bật được sự “phân biệt đối xử” của chính quyền bất kể sự đầu tư cho mộ phần hầu hết là từ chính thu nhập, tiền túi của những người dân tự đầu tư, chỉ khác biệt nhau ở chỗ là dân Việt, dân gốc Hoa, ai có điều kiện chăm chút đầu tư cho mộ phần hơn mà thôi.

Chỉ cần so sánh hai bài viết cùng một chủ đề, một khai thác qua phim ảnh của ông Kính Hòa, một qua tường trình từ trong nước đã cho thấy sự lố lăng, kệch cỡm về “cách thức diễn tả”, kiểu gì cũng bôi nhọ, xuyên tạc lấy được của một cơ quan truyền thông nhân danh sự “trung thực và khách quan” này, mục đích cuối cùng không ngoài “dọa dẫm” những bà con gốc Việt nào có ý tứ muốn về “hòa giải” với quê hương!

Bởi vậy dễ hiểu là những bà con Việt kiều xa quê, không biết thông tin gì về đất nước tại sao lại cứ bỏ những đồng tiền mồ hôi xương máu cho những thành phần như Việt tân dù biết chúng lừa đảo hết lần này qua lần khác, được chính những người trong cộng đồng cảnh báo, bởi những tổ chức này là chỗ “bấu víu” duy nhất mà những cơ quan truyền thông “tâm lý chiến” như RFA Tiếng Việt tâng bốc, thổi phồng sẽ giúp họ con đường trở về đất mẹ đích thực, không bị “lột sạch tiền ở sân bay”, không bị “tống tiễn bất thình lình” khi đang ở trong nước…qua một vài “nhân chứng đặc biệt” được “phù phép” thành đại diện cộng đồng.

Đến đây chắc các bạn cũng có thể lý giải được tại sao những thành phần tâm thần, tội phạm hình sự, bất hảo, văn hóa thấp…nhưng được gắn mác “chống Cộng” trong nước được tôn vinh, đánh bóng như những anh hùng, liệt nữ, được dựng lên thành “biểu mẫu”, thành cái máy hút tiền từ mồ hôi xương máu bà con hải ngoại gần 40 năm qua vẫn chưa hề lỗi mốt. 

Rút cuộc hẳn các bạn đã biết được một phần: Ai mới là kẻ thù của sự hòa giải dân tộc? Ai đã và đang thực hiện có hiệu quả chính sách “chia để trị” mà các đại ca Pháp, Mỹ đã thực hiện thành công ở Việt Nam suốt cả mấy thế kỷ vẫn là biện pháp hiệu quả tối ưu!

Nguồn: Võ Khánh Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét